Trách nhiệm tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội thuộc về cơ quan nào?
- Trách nhiệm tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội thuộc về cơ quan nào?
- Trách nhiệm của đơn vị đầu mối sau khi tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội là gì?
- Trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu đích danh cá nhân thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc thì việc tiếp nhận trưng cầu giám định được tiến hành ra sao?
Trách nhiệm tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH về trách nhiệm tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội như sau:
Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc
1. Đơn vị đầu mối có trách nhiệm tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung, quyết định trưng cầu giám định lại của người trưng cầu giám định trưng cầu cơ quan, tổ chức giám định theo vụ việc, đơn vị chuyên môn thực hiện giám định.
Theo quy định nói trên, trách nhiệm tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội thuộc về đơn vị đầu mối.
Trách nhiệm tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội thuộc về cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của đơn vị đầu mối sau khi tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội là gì?
Khoản 2 Điều 10 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của đơn vị đầu mối sau khi tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội như sau:
Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc
...
2. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung, quyết định trưng cầu giám định lại của người trưng cầu giám định kèm theo hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có), đơn vị đầu mối có trách nhiệm:
a) Lập biên bản giao nhận, mở niêm phong hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có) theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;
b) Kiểm tra, rà soát nội dung trưng cầu giám định với phạm vi giám định tư pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này;
c) Rà soát hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có) với hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật ghi trong quyết định trưng cầu giám định và hình thức hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật theo quy định của công tác văn thư, lưu trữ (bản chụp có chứng thực theo quy định,...);
d) Trình Thủ trưởng cơ quan hoặc đề nghị tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có văn bản từ chối giám định gửi người trưng cầu giám định nếu nội dung trưng cầu giám định không thuộc phạm vi giám định tại Điều 3 Thông tư này và theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 Luật Giám định tư pháp.
Trường hợp nội dung trưng cầu giám định thuộc phạm vi giám định tại Điều 3 Thông tư này thì trình Thủ trưởng cơ quan giao đơn vị chuyên môn hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định theo quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung, quyết định trưng cầu giám định lại.
Theo đó, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, đơn vị đầu mối có trách nhiệm:
- Lập biên bản giao nhận, mở niêm phong hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có);
- Kiểm tra, rà soát nội dung trưng cầu giám định với phạm vi giám định tư pháp;
- Rà soát hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có) ghi trong quyết định trưng cầu giám định;
- Trình Thủ trưởng cơ quan hoặc đề nghị tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có văn bản từ chối giám định gửi người trưng cầu giám định nếu nội dung trưng cầu giám định không thuộc phạm vi giám định;
- Trường hợp nội dung trưng cầu giám định thuộc phạm vi giám định của đơn vị thì trình Thủ trưởng cơ quan giao đơn vị chuyên môn hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định theo quyết định trưng cầu giám định.
Trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu đích danh cá nhân thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc thì việc tiếp nhận trưng cầu giám định được tiến hành ra sao?
Khoản 3 Điều 10 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc tiếp nhận trưng cầu giám định như sau:
Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc
...
3. Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu đích danh cá nhân thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc, cá nhân nhận quyết định trưng cầu chuyển một bản sao quyết định cho đơn vị đầu mối để theo dõi, tổng hợp; đồng thời, báo cáo đơn vị trực tiếp quản lý để bố trí thời gian, tạo điều kiện cho cá nhân thực hiện giám định; thực hiện trình tự tiếp nhận theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, trong trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu đích danh cá nhân thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc, cá nhân nhận quyết định trưng cầu chuyển một bản sao quyết định cho đơn vị đầu mối để theo dõi, tổng hợp.
Đồng thời, báo cáo đơn vị trực tiếp quản lý để bố trí thời gian, tạo điều kiện cho cá nhân thực hiện giám định; thực hiện trình tự tiếp nhận như bình thường.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn