Viên chức được bổ nhiệm vào chuyên ngành công tác xã hội trước 28/01/2023 có được xem là đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không?
- Viên chức được bổ nhiệm vào chuyên ngành công tác xã hội trước 28/01/2023 có được xem là đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không?
- Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chuyên ngành công tác xã hội trước 30/6/2022 có đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng để xét thăng hạng không?
- Viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội có cùng hệ số bậc lương thì xếp lương như thế nào?
Viên chức được bổ nhiệm vào chuyên ngành công tác xã hội trước 28/01/2023 có được xem là đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không?
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định về viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp chuyên ngành công tác xã hội trước ngày 28 tháng 01 năm 2023 như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp chuyên ngành công tác xã hội theo quy định của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội quy định tại Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.
Theo đó, viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp chuyên ngành công tác xã hội trước ngày 28 tháng 01 năm 2023 được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội.
Viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành công tác xã hội trước ngày 28 tháng 01 năm 2023 có được xem là đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không? (Hình từ Internet)
Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chuyên ngành công tác xã hội trước 30/6/2022 có đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng để xét thăng hạng không?
Khoản 2 Điều 9 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định liên quan đến yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng với viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp các hạng viên chức chuyên ngành công tác xã hội trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
...
2. Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp các hạng viên chức chuyên ngành công tác xã hội trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội để xét chuyển chức danh nghề nghiệp, tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội theo quy định tại Thông tư này.
Vậy, viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chuyên ngành công tác xã hội trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội để xét thăng hạng.
Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên ngành công tác xã hội trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 không phải học chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội.
Viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội có cùng hệ số bậc lương thì xếp lương như thế nào?
Khoản 3 Điều 9 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
...
3. Việc chuyển xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV.
Tiểu mục 2 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV quy định như sau:
II. CÁCH XẾP LƯƠNG
...
2. Xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức:
a. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ (ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương), thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang ngạch mới.
b. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.2 sang ngạch thuộc A2.1), thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này.
c. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2), thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư này.
Vậy, trong trường hợp viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội có cùng hệ số bậc lương thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở vị trí cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang ngạch mới.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn