Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật được cấp lại trong những trường hợp nào?

Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật được cấp lại trong những trường hợp nào? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị!

Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật được cấp lại trong những trường hợp nào?

Tại Điều 32 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về các trường hợp cấp lại giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Cơ quan thú y thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận đối với các trường hợp sau:
a) Vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Thông tư này;
b) Vùng có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận;
c) Đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh đối với trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 31 Thông tư này;
d) Xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn tại vùng; đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
a) Ủy ban nhân dân nơi đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức sau: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Vùng thuộc trường hợp có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Thông tư này, Ủy ban nhân dân gửi hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận;
b) Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật bao gồm: Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và báo cáo khắc phục sai lỗi (đối với vùng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này), báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh (đối với vùng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này);
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ vào kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này), hoặc báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh và giám sát dịch bệnh (đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này) Cơ quan thú y thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng. Trường hợp không cấp lại, Cơ quan thú y phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Mẫu Giấy chứng nhận được cấp lại: Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư này.
4. Hiệu lực của Giấy chứng nhận được cấp lại
a) Đối với trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này, hiệu lực của Giấy chứng nhận là 05 năm kể từ ngày cấp lại;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, hiệu lực của Giấy chứng nhận được giữ nguyên như Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.

Theo đó, có 04 trường hợp sẽ được cấp lại giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật, bao gồm:

Vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực;

Vùng có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận;

Đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh;

Xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn tại vùng; đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực hiện giám sát dịch bệnh.

Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật được cấp lại trong những trường hợp nào?

Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật được cấp lại trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Việc đánh giá định kỳ tại vùng an toàn dịch bệnh động vật bao nhiêu lần mỗi năm?

Tại Điều 33 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về việc đánh giá định kỳ tại vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Đánh giá định kỳ, đột xuất tại vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Đánh giá định kỳ
Định kỳ hằng năm, theo kế hoạch quy định tại khoản 4 Điều 35 hoặc khoản 4 Điều 36 Thông tư này, Cơ quan thú y thông báo và thực hiện kế hoạch đánh giá 01 lần đối với vùng đã được công nhận an toàn, nội dung đánh giá bao gồm:
a) Theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 29 Thông tư này và kết quả triển khai các kế hoạch hoạt động của vùng trong năm;
b) Kết quả xét nghiệm bệnh của Phòng thử nghiệm theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này và việc tuân thủ các quy định về kiểm dịch động vật.
2. Đánh giá đột xuất
Cơ quan thú y thành lập Đoàn đánh giá khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Phát hiện vùng an toàn dịch bệnh có nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh;
b) Theo yêu cầu của nước nhập khẩu (đối với các trường hợp vùng an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu hoặc hỗn hợp);
c) Theo chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
3. Kết quả kiểm tra, đánh giá định kỳ tại vùng an toàn dịch bệnh được thể hiện trong Biên bản kiểm tra của Đoàn đánh giá. Các trường hợp kiểm tra không đạt yêu cầu, Cơ quan thú y phải có thông báo bằng văn bản trong đó ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thành khắc phục sai lỗi.
4. Trường hợp thiên tai, dịch bệnh thực hiện đánh giá theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Thông tư này.

Căn cứ theo quy định hiện hành, định kỳ hằng năm, theo kế hoạch quy định, cơ quan thú y thông báo và thực hiện kế hoạch đánh giá 01 lần đối với vùng đã được công nhận an toàn.

Các điều kiện nào cần phải duy trì sau khi vùng được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật?

Tại Điều 34 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về các điều kiện cần phải duy trì sau khi vùng được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Duy trì điều kiện của vùng sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật
1. Duy trì điều kiện đối với vùng an toàn dịch bệnh theo quy định tại Điều 22 Thông tư này. Thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh đối với bệnh đã được công nhận an toàn, bao gồm cả việc lấy mẫu đúng, đủ số lượng với tần suất tối thiểu 01 lần/12 tháng và gửi mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
2. Thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh tại vùng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn của Cơ quan thú y.
3. Duy trì thực hiện kế hoạch an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
4. Quản lý thông tin, truy xuất nguồn gốc động vật, vật tư đầu vào vùng theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.

Theo đó, sau khi vùng được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật thì cần phải duy trì các điều kiện đối với vùng an toàn dịch bệnh;

Thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh tại vùng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn của Cơ quan thú y.

Duy trì thực hiện kế hoạch an toàn sinh học.

Quản lý thông tin, truy xuất nguồn gốc động vật, vật tư đầu vào vùng theo quy định.

Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

Trân trọng!

Huỳnh Minh Hân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào