Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tuyển sinh học sinh khuyết tật như thế nào?
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tuyển sinh học sinh khuyết tật như thế nào?
Tại Điều 16 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT có quy định về tuyển sinh học sinh khuyết tật tại trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như sau:
Tuyển sinh học sinh khuyết tật học tại Trung tâm
1. Hằng năm, Trung tâm xây dựng kế hoạch tuyển sinh học sinh khuyết tật để tổ chức dạy học và giáo dục tại Trung tâm, trình sở giáo dục và đào tạo phê duyệt. Trung tâm thực hiện công khai kế hoạch tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh học sinh khuyết tật học tại Trung tâm theo quy định.
2. Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh đảm bảo minh bạch, công bằng, khách quan, theo đúng quy định của pháp luật.
3. Báo cáo sở giáo dục và đào tạo về kết quả tuyển sinh theo quy định.
Theo đó, trung tâm sẽ xây dựng kế hoạch tuyển sinh học sinh khuyết tật để tổ chức dạy học và giáo dục tại Trung tâm, trình sở giáo dục và đào tạo phê duyệt. Trung tâm thực hiện công khai kế hoạch tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh học sinh khuyết tật học tại Trung tâm theo quy định.
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tuyển sinh học sinh khuyết tật như thế nào? (Hình từ Internet)
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải thực hiện các hoạt động nào do Sở giáo dục và đào tạo giao?
Tại Điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Thực hiện các hoạt động do Sở giáo dục và đào tạo giao
1. Hằng năm, Trung tâm thực hiện tổng hợp số liệu về người khuyết tật trong độ tuổi đi học trong địa bàn phụ trách.
2. Huy động, hỗ trợ người khuyết tật ngoài nhà trường được tiếp cận với giáo dục trong địa bàn phụ trách.
3. Thực hiện các hoạt động khác liên quan đến giáo dục đối với người khuyết tật khi được sở giáo dục và đào tạo yêu cầu.
Theo đó, Trung tâm thực hiện tổng hợp số liệu về người khuyết tật trong độ tuổi đi học trong địa bàn phụ trách.
Huy động, hỗ trợ người khuyết tật ngoài nhà trường được tiếp cận với giáo dục trong địa bàn phụ trách và thực hiện các hoạt động khác liên quan đến giáo dục đối với người khuyết tật khi được sở giáo dục và đào tạo yêu cầu.
Hồ sơ kế hoạch hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập gồm những giấy tờ nào?
Tại Điều 19 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT có quy định về hồ sơ kế hoạch hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như sau:
Hồ sơ của Trung tâm
1. Hồ sơ kế hoạch hoạt động và tổ chức các hoạt động của Trung tâm bao gồm:
a) Kế hoạch tổ chức phát hiện sớm, phân loại nhu cầu giáo dục và can thiệp giáo dục sớm;
b) Kế hoạch hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật;
c) Kế hoạch giáo dục của Trung tâm;
d) Hồ sơ tổ chức các hoạt động theo các kế hoạch tại các điểm a, b, c của khoản này và các hoạt động khác (nếu có).
2. Hồ sơ quản lý hoạt động dạy học và giáo dục của Trung tâm bảo đảm theo quy định hồ sơ trong Điều lệ nhà trường của cấp học tương ứng.
3. Hồ sơ giáo dục học sinh khuyết tật bao gồm:
a) Đối với học sinh khuyết tật học tập tại Trung tâm: giấy xác nhận mức độ khuyết tật, giấy tờ xác nhận khác (nếu có); kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh và các hồ sơ liên quan;
b) Đối với học sinh thực hiện can thiệp giáo dục sớm: sổ theo dõi can thiệp giáo dục sớm của giáo viên (nếu có).
4. Việc lưu trữ hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của Trung tâm được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hồ sơ kế hoạch hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập bao gồm:
Kế hoạch tổ chức phát hiện sớm, phân loại nhu cầu giáo dục và can thiệp giáo dục sớm; Kế hoạch hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật; Kế hoạch giáo dục của Trung tâm; Hồ sơ tổ chức các hoạt động theo các kế hoạch...
Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/02/2023
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân