Không đăng ký tạm trú, phạt chủ nhà trọ hay người thuê trọ?

(PLO)- Đây là câu hỏi mà nhiều bạn đọc thắc mắc. Tôi và hai người bạn (là sinh viên) hùn tiền thuê căn nhà trọ được gần một tháng nhưng chưa đăng ký tạm trú. Tối đó, chúng tôi bị cảnh sát khu vực nhắc nhở phải đi đăng ký tạm trú nếu không lần tới kiểm tra chúng tôi sẽ bị phạt tiền. Ngày hôm sau thì chị chủ nhà trọ cho biết chị ấy bị phạt 200.000 đồng vì không đăng ký tạm trú cho chúng tôi. Xin cho tôi hỏi, xử phạt chủ nhà trọ rồi sao còn đòi phạt chúng tôi? Nếu chủ nhà không đi đăng ký tạm trú thì chúng tôi tự đi được không? Quan Tien Phung([email protected]);Bich Phuong Tran([email protected])
Theo điểm a, khoản 1, Điều 8 Nghị định 167 ngày 12-11-2013 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Đồng thời, tại khoản 4, Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Lưu ý, theo quy định trên thì cả chủ nhà cho thuê nhà trọ và cá nhân bạn đều bị xử phạt nếu không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú. Việc anh cảnh sát khu vực nhắc nhở bạn vậy là đúng quy định, nếu bạn không đăng ký tạm trú thì bạn sẽ bị xử phạt tiền chứ không phải như bạn hiểu là chỉ có chủ nhà trọ mới bị xử phạt.

Thông thường là chủ nhà trọ đi làm thủ tục đăng ký tạm trú cho sinh viên nhưng nếu họ không đi đăng ký thì bạn đến công an xã, phường, thị trấn để đăng ký. Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm có :

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đốivớicáctrường hợpphải khai bản khai nhân khẩu);

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp).

Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên;trường hợpngười cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

- Xuất trình CMND hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đăng ký tạm trú

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào