Bổ sung thêm thông tin về thời gian tham gia hoạt động cách mạng của bố

Cha tôi là liệt sĩ, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1942 nhưng lịch sử đảng bộ xã không thể hiện thời gian tham hoạt động cách mạng, chỉ ghi cha tôi hy sinh năm 1952. Trong hồ sơ liệt sĩ cũng chỉ ghi hy sinh năm 1952. Nay tôi muốn bổ sung thêm thông tin về thời gian tham gia hoạt động cách mạng của bố tôi trong hồ sơ liệt sĩ để có cơ sở giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng trước năm 1945 có được không? hoặc tôi cần phải cung cấp giấy tờ gì làm căn cứ công nhận bố tôi là người hoạt cách mạng trước ngày 01/01/1945, cơ quan nào có thẩm quyền công nhận?

1. Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội không quy định việc đính chính thông tin về thời gian tham gia hoạt động cách mạng trong hồ sơ liệt sĩ.

Như vậy, trường hợp của bà không thể thực hiện việc bổ sung thêm thông tin về thời gian tham gia hoạt động cách mạng của bố trong hồ sơ liệt sĩ.

2. Căn cứ công nhận người hoạt cách mạng trước ngày 01/01/1945:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ thì người hoạt cách mạng đã hy sinh, từ trần từ ngày 30/6/1999 trở về trước, căn cứ để xác nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 có một trong các giấy tờ sau đây, có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng:

       a) Lý lích theo quy định tại Khoản 1, Điều này (Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1962 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý; Lý lịch khai trong Cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW ngày 01 tháng 3 năm 1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III); Lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bỉ thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 và người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975);

         b) Hồ sơ của người đã được khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập;

         c) Hồ sơ liệt sĩ;

         d) Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản;

         đ) Hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, Bảo tàng lịch sử của Trung ương và địa phương từ cấp huyện trở lên.

3. Cơ quan có thẩm quyển công nhận:

Tại Điều 7 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định về cơ quan có thẩm quyền xác nhận người hoạt cách mạng trước ngày 01/01/1945 như sau:

"Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc cấp ủy địa phương quản lý;

Ban đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc trung ương xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương quản lý;

Tổng cục Chính trị xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc Công an nhân dân."

 

Trường hợp bà nêu, nếu gia đình có một trong những giấy tờ nêu trên thì liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, trả lời cụ thể.

 

                                  (Nguồn:Tạp chí lao động và xã hội - số 507 (từ 16-31/7/2015))

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào