Khi nào bị buộc trả lại đất?
Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến văn phòng chúng tôi, thắc mắc của bạn có 2 vấn đề cần giải quyết như sau:
Thứ nhất, bản di chúc bằng miệng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 649 BLDS 2005:
“ Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”
Tuy nhiên, di chúc bằng miệng được công nhận là hợp pháp khi thõa mãn các điều kiện được quy định tại Khoản 5 Điều 652 BLDS 2005:
“ Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”.
Theo như nội dung câu hỏi của bạn đưa ra thì di chúc miệng mà bố mẹ của bạn để lại có người làm chứng nhưng những người làm chứng đó lại không ghi chép lại, không cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Do vậy. di chúc miệng mà bố mẹ bạn để lại không hợp pháp, do vậy nó không có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, khối di sản mà bố mẹ bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật. Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật của bố mẹ của bạn trong trường hợp này sẽ là 3 người con, trong đó chị gái bạn đi lấy chồng xa và không nhận phần thừa kế đó. Theo quy định của pháp luật thì khối di sản này sẽ được chia đều cho 2 người con là bạn và anh trai.
Thứ hai, quyền thừa kế của người biệt tích.
Việc anh bạn biệt tích ở đây chưa rõ ràng. Nếu mất tích thì phải có tuyên bố mất tích của Tòa án; Mất tích một khoảng thời gian nhất định và đáp ứng điều kiện luật định thì Tòa án tuyên bố chết. Bạn lưu ý, người có tài sản chết là sự kiện pháp lý tiên quyết trong việc chia thừa kế.
Vì vậy, quyền thừa kế của anh trai bạn không bị hạn chế và anh trai bạn có quyền đòi lại phần tài sản của mình.
Thư Viện Pháp Luật