Khi thực hiện việc khiếu nại, người khiếu nại có những quyền gì?
Theo quy định tại Điều 12 Luật Khiếu nại (KN), người KN có những quyền sau đây:
-Tự mình KN: Trường hợp người KN là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc KN; trường hợp người KN ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc lý do khách quan khác mà không thể tự mình KN được thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác đi KN. Quy định này nhằm bảo đảm quyền tự quyết định việc có KN đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình cho là đã xâm hại đối với quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
-Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật trong quá trình KN hoặc ủy quyền cho luật sư KN để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khác với quy định trong Luật KN, tố cáo trước đây, người KN không chỉ có quyền nhờ luật sư giúp đỡ, tư vấn pháp luật, mà còn được ủy quyền cho luật sư KN để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người KN là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho cho trợ giúp viên pháp lý KN để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc bổ sung quy định về luật sư, trợ giúp viên pháp lý tham gia quá trình giải quyết KN là điểm mới, tiến bộ của pháp luật nhằm giúp người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Họ có thể ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý thay mặt mình để KN.
-Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại. Việc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại thực hiện theo pháp luật dân sự về ủy quyền.
Thư Viện Pháp Luật