Cách đăng ký bản quyền ảnh chụp để không bị 'ăn cắp' trên mạng?
Bên cạnh đó, theo quy định của Điều 14 Luật này, các loại hình tác phẩm sau đây sẽ được bảo hộ quyền tác giả:
“a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh…”.
Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ còn quy định về quyền tự bảo vệ như sau: “Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình...”.
Theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, nhiếp ảnh là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ bản quyền và bản quyền nhiếp ảnh phát sinh ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo ra mà không phải thông qua bất kỳ trình tự thủ tục pháp lý nào.
Do đó về mặt nguyên tắc, bạn có thể đứng ra đòi lại quyền lợi chính đáng của mình bằng cách yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai… hoặc có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để được giải quyết.
Nếu khởi kiện, bạn phải đưa ra được các chứng cứ để chứng minh tác phẩm nhiếp ảnh là của bạn (ví dụ như: hồ sơ giấy tờ dự thi, giấy khen giải thưởng, ảnh chụp gốc của tác phẩm nhiếp ảnh…).
Thư Viện Pháp Luật