Quyền định đoạt tài sản của người thừa kế

Cha mẹ tôi có 9 người con, tài sản cha mẹ có 20 công đất, anh em phần lớn đi làm ăn xa, chỉ có 4 người con còn sống chung và ở gần cha mẹ. Cách đây 2 năm, cha, mẹ tôi đều qua đời, khi còn sống cha giao người con thứ 9 quản lý đất đai, nay những người con ở xa về đòi chia số đất này. Tôi định họp mặt anh em thỏa thuận giao người em đang quản lý 10 công đất, 6 người còn lại chia đều 10 công (riêng tôi và người em thứ 6 không nhận đất). Việc định đoạt này có phù hợp với pháp luật không ?

Theo quy định của pháp luật, nếu cha, mẹ chết không để lại di chúc thì tài sản cha, mẹ để lại sẽ được giải quyết thừa kế theo pháp luật.  Căn cứ vào quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ về hôn nhân và gia đình Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 676)  đã quy định 3 hàng thừa kế như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất, gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai, gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Hàng thừa kế thứ ba, gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo quy định trên, dự định thỏa thuận phân chia di sản thừa kế  theo ý của anh phải được tất cả anh em trong gia đình đồng ý mới được thực hiện.

 

 
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào