Quyền tự do cư trú khác với quyền hưởng tài sản thừa kế của công dân

Để thuận tiện cho việc học tập và làm việc của con, tôi đã nhập hộ khẩu con tôi vào gia đình người cô ở địa phương khác. Vậy khi người cô mất, con tôi có được chia tài sản theo danh sách trong hộ khẩu gia đình của cô tôi không? Sau này, con tôi có được chia tài sản thừa kế của cha mẹ ruột không?

Theo Luật Cư trú, công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú, thì có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.

Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định (Điều 3).

Theo Bộ luật Dân sự năm 2005, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp.

Theo điểm a, Khoản 1, Điều 676 Bộ luật Dân sự, những  người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Theo quy định trên, việc cho một người nhập hộ khẩu vào hộ khẩu gia đình không liên quan vì đến quyền hưởng di sản thừa kế. Vì việc quản lý cư trú là biện pháp quản lý hành chính của Nhà nước trong thực hiện quyền tự do cư trú, tự do đi lại của công dân, còn vấn tài sản, thừa kế tài sản thuộc phạm vi điều chỉnh của quan hệ pháp luật dân sự.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cư trú

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào