Đi xe máy lên đường trên cao bị xử lý thế nào?
Theo Luật GTĐB đối với người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường phải chấp hành quy tắc giao thông, tuân thủ biển báo hiệu đường bộ theo quy định.
Cụ thể, trên tuyến đường Vành đai 3 trên cao của Hà Nội chỉ cho các phương tiện ô tô lưu thông. Theo đó, nghiêm cấm các phương tiện xe máy, xe ba bánh, xe thô sơ lưu thông lên trên tuyến đường này.
Khi lưu thông tới các điểm lên, xuống đường trên cao đều có biển báo hiệu đường bộ cho phép các phương tiện được phép lưu thông, đồng thời cũng có các biển báo cấm các loại phương tiện không được phép lưu thông trên tuyến đường này.
Với trường hợp nên trên, người điều khiển xe máy đi vào đường cấm sẽ bị xử phạt theo Điểm i, Khoản 4, Điều 6 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt, mức xử phạt từ 200 - 400 nghìn đồng. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước GPLX một tháng. Ngoài việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính, CSGT còn gửi thông báo vi phạm về cơ quan, đơn vị hoặc nơi cư trú trên địa bàn.
Cụ thể, trên tuyến đường Vành đai 3 trên cao của Hà Nội chỉ cho các phương tiện ô tô lưu thông. Theo đó, nghiêm cấm các phương tiện xe máy, xe ba bánh, xe thô sơ lưu thông lên trên tuyến đường này.
Khi lưu thông tới các điểm lên, xuống đường trên cao đều có biển báo hiệu đường bộ cho phép các phương tiện được phép lưu thông, đồng thời cũng có các biển báo cấm các loại phương tiện không được phép lưu thông trên tuyến đường này.
Với trường hợp nên trên, người điều khiển xe máy đi vào đường cấm sẽ bị xử phạt theo Điểm i, Khoản 4, Điều 6 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt, mức xử phạt từ 200 - 400 nghìn đồng. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước GPLX một tháng. Ngoài việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính, CSGT còn gửi thông báo vi phạm về cơ quan, đơn vị hoặc nơi cư trú trên địa bàn.
Thư Viện Pháp Luật