Thời điểm có hiệu lực của di chúc
Theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS), nếu đúng như anh trình bày thì trường hợp trên không được coi là đã thực hiện xong di chúc.
Vì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết (khoản 1, Điều 633 BLDS).
Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào (khoản 1, Điều 662 BLDS).
Theo đó, khi còn sống, người cha đã cho các con một số tiền tương đương với giá trị quyền sử dụng đất người cha đã định đoạt trong di chúc, đây là việc tặng, cho tài sản khi người cha còn sống, không phải là thực hiện theo di chúc (chưa phát sinh thời điểm mở thừa kế).
Sau khi cha mẹ qua đời, nếu di chúc đã lập còn giá trị (chưa bị hủy bỏ hoặc thay thế bằng di chúc nào khác) thì vẫn thực hiện theo nội dung di chúc. Trường hợp sau khi cho tiền các con, người cha hủy bỏ di chúc đã lập, nay cha mẹ qua đời thì tài sản của cha mẹ để lại được giải quyết thừa kế theo pháp luật.
Thư Viện Pháp Luật