Giấy biên nhận mua bán có chứng thực của chính quyền có hợp lệ?

Tôi bán một thửa đất có kèm theo tài sản. Hai bên mua bán nhờ người làm giấy viết tay, hai bên cùng một số người có mặt làm chứng kí. Giấy chỉ làm 01 bản do người mua giữ. Thời gian sau đó, bên mua xin được cán bộ địa chính và Chủ tịch UBND xã kí xác nhận có đóng dấu (mặc dù các đại diện không có mặt trong cuộc mua bán). Tôi xin hỏi: Các cán bộ không có mặt chứng kiến trong buổi làm việc giữa 2 chúng tôi mà kí chứng nhận vào giấy mua bán như vậy có đúng không? Giấy đó có thể coi là Hợp đồng mua bán có chứng thực của chính quyền hợp lệ hay không? Chân thành cám ơn !

Theo thông tin Anh/ Chị cung cấp không nêu rõ thời điểm thực hiện việc chuyển nhượng cũng như địa phương nơi có bất động sản. Vì vậy, chúng tôi chưa thể đưa ra câu trả lời chính xác cho tình huống này mà chỉ có thể cung cấp một số quy định pháp luật có liên quan để Anh/chị tham khảo và đối chiếu với trường hợp của mình, cụ thể như sau:

  • Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.
  • Về việc thực hiện thủ tục chứng thực hợp đồng liên quan đến bất động sản:

+    Trên địa địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu từ ngày 01/6/2011 việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (trừ di chúc) từ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đã được chuyển giao sang tổ chức hành nghề công chứng (theo Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 20/5/2011 của UBND Thành phố HCM về thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch trên địa bàn TPHCM).

+    Đối các địa phương khác: Về trình tự thực hiện, thủ tục chứng thực hợp đồng, văn bản vẫn được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/12/2000, Thông tư số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tài nguyên & Môi trường và các quy định có liên quan. Lưu ý thêm rằng theo các quy định này thì việc ký, điểm chỉ của người yêu cầu chứng thực phải được thực hiện trước mặt người thực hiện chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Căn cứ theo các quy định được viện dẫn trên, Anh/Chị có thể đối chiếu với trường hợp của mình để xác định việc chứng thực kia có tuân thủ quy trình theo quy định pháp luật. Trường hợp, hợp đồng chuyển nhượng không thực hiện chứng thực theo đúng trình tự, thủ tục như trên thì hợp đồng có thể bị xem là vô hiệu theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2005.

CafeLand kết hợp Công ty Luật Đất Luật

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào