Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện

Cha mẹ lập di chúc chia tài sản cho 6 người con, tài sản có đất ở và đất trồng rẫy. Sau khi cha mẹ chết (2008-2009), anh em trong gia đình chia tài sản đúng như di chúc nhưng có một người anh không chịu. Tranh chấp phát sinh và hòa giải ở xã không thành, Tòa án nhân dân huyện thụ lý, tôi muốn biết pháp luật quy định trường hợp này như thế nào ?

Theo Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 29-3-2011), thẩm quyền của Tòa án nhân dân (TAND) huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được xác định như sau:

1.TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là TAND cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1, Điều 29 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1, Điều 31 của Bộ luật này.

2. TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7, Điều 26 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5, Điều 28 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện.

Theo quy định trên, việc tranh chấp về thừa kế trong gia đình chị đã được TAND cấp huyện thụ lý đúng thẩm quyền, chị cần chờ kết quả giải quyết của tòa án.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án nhân dân huyện

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào