Đặt cọc mua hàng hóa
Theo Điều 358 Bộ luật Dân sự 2005, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đối chiếu trường hợp nói trên, nếu bên bán lúa vi phạm thỏa thuận đã cam kết thì phải trả cho bên đặt cọc 8.000.000 đồng và phải bồi thường một khoản tiền tương đương (8.000.000 đồng) cho bên đặt cọc. Nếu việc đặt cọc có giấy tờ giao nhận và còn thời hiệu khởi kiện thì bên giao tiền cọc có quyền khởi kiện đòi lại số tiền cọc nói trên.
Thư Viện Pháp Luật