Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử

Cha tôi trên 80 tuổi, bị một người lợi dụng mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) và dùng giấy chứng nhận này đem cầm cố cho người khác. Hiện, giữa người mượn giấy và người nhận cầm cố có tranh chấp về vay nợ, đã được Tòa án nhân dân (TAND) huyện xét xử. Trong bản án, TAND huyện tuyên phải trả lại giấy chứng nhận QSDĐ cho gia đình tôi, sau đó bản án đã bị kháng cáo lên TAND tỉnh. Gia đình tôi làm cách nào để nhận lại giấy chứng nhận QSDĐ?

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật ; đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực  pháp luật.

Theo đó, đối với vụ tranh chấp có liên quan đến  gia đình ông phải chờ kết quả xét xử cấp phúc thẩm. Nếu bản án phúc thẩm vẫn tuyên buộc người đang giữ giấy chứng nhận phải trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông thì ông có quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự buộc người đang giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải trả lại giấy cho gia đình ông.

Lưu ý :

Theo Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21-9-2011 của TAND tối cao xác định các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (trong đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) không phải là giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự, nên yêu cầu buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ này Tòa án không thụ lý giải quyết.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào