Những nội dung Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã

Ở địa phương có lối đi chung, 30 hộ dân sử dụng ổn định trên 20 năm. Hiện có người hỗ trợ xây dựng lại đường đi kiên cố, người dân trong khu vực muốn có buổi họp dân lấy ý kiến thống nhất về phương thức xây dựng. Để thực hiện việc trên phải làm như thế nào?

Theo Điều 10, Điều 23 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị  trấn được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 20-4-2007. 

Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.

Việc tổ chức để Nhân dân bàn và quyết định thông qua các hình thức, như: Tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình (những nội dung lấy ý kiến theo quy định trên, phải có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc toàn xã tán thành thì mới có giá trị thi hành).

Nhân dân giám sát việc thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi xã, ấp, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp xây dựng, thông qua các hình thức giám sát, như: Hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng… Nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua UBMTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào