Chủ đầu tư gán nợ dự án cho ngân hàng, gặp ai để đòi nhà?
Khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT quy định, đối tượng áp dụng của thông tư bao gồm: “3. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bán cho các tổ chức, cá nhân thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật”.
Điểm b Khoản 2 Điều 10 Thông tư 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT quy định: “b) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã thế chấp dự án để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác thì trước khi ký kết hợp đồng mua bán nhà ở, doanh nghiệp kinh doanh phải thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký để rút bớt tài sản bảo đảm là nhà ở hình thành trong tương lai bán cho bên thế chấp theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư có quyền thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án đầu tư của mình. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được doanh nghiệp (DN) kinh doanh bất động sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ dân sự khác thì DN phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký (rút bớt tài sản thế chấp) trước khi bán nhà ở trong dự án đó cho tổ chức, cá nhân. Bên thế chấp chỉ được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại một tổ chức tín dụng để vay vốn mua nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng cùa DN.
Trường hợp nhà ở hình thành trong tương lai đang được thế chấp theo quy định tại Thông tư này thì không được tiếp tục thế chấp theo hình thức thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở đó. Hợp đồng thế chấp phải được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.
Thông tư cũng quy định rõ, nhà ở hình thành trong tương lai chỉ được thế chấp phải có đủ các điều kiện sau: đã có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt, đã xây dựng xong phần móng nhà ở, đã xây xong phần móng nhà ở, chưa bị kê biên thi hành án…
Thư Viện Pháp Luật