Quyền định đoạt tài sản của công dân

Tôi có một số tài sản, trong nhà có một đứa con, chồng tôi đã chết cách đây mấy năm. Hiện nay, đứa con sống chung không nghe lời tôi, nếu tôi bán tài sản nó có quyền ngăn cản không?

Theo quy định của pháp luật, cá nhân có quyền quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.

Theo Điều 676 Bộ luật Dân sự  2005: 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo quy định trên, nếu giữa bà và người con chưa thỏa thuận xong việc phân chia di sản thừa kế của người chồng đã chết để lại thì người con có quyền ngăn cản việc bán tài sản chung của gia đình.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào