Trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc XPVPHC trong lĩnh vực kinh doanh hàng nhập lậu
Để giải quyết tình huống trên đúng quy định của pháp luật, cần vận dụng các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã và Chủ tịch UBND cấp xã trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Trong tình huống nêu trên, vấn đề đặt ra là Chủ tịch UBND thị xã D giải quyết như thế nào khi ông Hòa chỉ chấp nhận nộp phạt tiền mà không đồng ý với biện pháp thu giữ toàn bộ số đĩa hát CD?
Thứ nhất, cần xác minh rõ để có kết luận những đĩa CD được kiểm tra có nội dung không lành mạnh để có căn cứ kết luận việc vi phạm của ông Hoà. Sau đó, cần xác định thẩm quyền xử phạt. Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hàng hóa trị giá đến 5.000.000 đồng theo Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi bổ sung năm 2007 và năm 2008, thẩm quyền xử phạt của chủ tịch UBND xã đã tăng lên mức 2.000.000 VND nên Chủ tịch UBND thị xã D có đủ thẩm quyền để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của ông Hòa.
Thứ hai, quyết định xử phạt áp dụng biện pháp tịch thu toàn bộ đĩa CD nhập lậu tại cửa hàng của ông Hòa là đúng? Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 22 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP, thì tất cả hàng hóa nhập lậu đều bị tịch thu. Do đó, lý do ông Hòa đưa ra nhằm giữ lại số hàng nhập lậu là không phù hợp với quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND thị xã D trong quá trình lập biên bản và ra quyết định xử phạt cần giải thích để ông Hòa hiểu và chấp hành biện pháp xử phạt; đồng thời cũng nói rõ để ông Hòa biết rằng ông có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt này theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Trong trường hợp đã giải thích rõ ràng mà ông Hòa vẫn không chấp hành thì Chủ tịch UBND thị xã D cần áp dụng biện pháp cưỡng chế để tịch thu số đĩa CD nhập lậu nêu trên. Việc tiếp theo là tiến hành thủ tục xử lý số hàng bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
Thư Viện Pháp Luật