Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm

Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định như thế nào về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm?

Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm như sau:

“Điều 45. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký đúng thời hạn quy định đối với các giao dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung các loại giấy chứng nhận, văn bản cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký cấp, đơn yêu cầu có chứng nhận của cơ quan đăng ký.

3. Phải tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo;

b) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm;

c) Sử dụng giấy chứng nhận giả, văn bản cung cấp thông tin giả, đơn yêu cầu có chứng nhận giả.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm;

b) Làm giả giấy chứng nhận, văn bản cung cấp thông tin.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Điều 46. Hành vi vi phạm quy định về khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch hoặc hủy hoại thông tin về giao dịch bảo đảm bằng giấy hoặc dữ liệu điện tử.”

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp khắc phục hậu quả

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào