Rủi ro khi đặt cọc mua nhà thuộc sở hữu chung
Về hợp đồng mua bán tài sản sở hữu chung vợ chồng:
Căn cứ điều 219 Bộ luật Dân sự 2005, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Khoản 2 điều 225, “Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật”. Do đó, trường hợp người của bạn, hợp đồng mua bán nhà phải được sự đồng ý của cả chồng và vợ bên bán.
Về vấn đế đặt cọc: căn cứ điều 358 Bộ luật Dân sự 2005:
“1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Tùy thuộc vào thỏa thuận của bạn và bên bán, việc không thực hiện hợp đồng có bị phạt vi phạm bằng một hình thức nào khác hay không. Nếu không, căn cứ vào quy định Bộ luật Dân sự, bạn có thể đòi lại khoản tiền đặt cọc này khi bên bán không thực hiện hợp đồng.
Thư Viện Pháp Luật