Hiếp dâm người bị thiểu năng trí tuệ
Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về việc trưng cầu giám định như sau:
“Điều 155. Trưng cầu giám định
1. Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.
3. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;
c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;
d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả”.
Như vậy, theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 155 thì việc trưng cầu giám định tình trạng tâm thần của em gái bạn trong trường hợp này là cần thiết, đúng quy định của pháp luật để xác định khả năng nhận thức và tính chính xác của các lời khai của em gái bạn về vụ án.
Về chi phí giám định, theo quy định tại Điều 36 của Luật Giám định tư pháp thì người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp. Đối với trường hợp của em gái bạn, việc giám định được thực hiện theo yêu cầu trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng nên gia đình bạn sẽ không phải trả chi phí giám định.
Thư Viện Pháp Luật