Cấp lại bản chính giấy khai sinh, đăng ký khai sinh quá hạn và đăng ký lại việc sinh
Theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì: “Người yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và bản chính Giấy khai sinh cũ (nếu có)” mà không cần có lý lịch đảng viên và lý lịch cán bộ và thủ tục này được tiển hành ở Ủy ban nhân dân huyện mà anh được đăng ký khai sinh.
Tuy nhiên theo như anh trình bày thì trường hợp của anh là đăng ký khai sinh quá hạn hoặc đăng ký lại việc sinh và anh thực hiện tại nơi cứ trú hiện nay của mình. Theo quy định của pháp luật hiện hành tại khoản 3 Điều 48, khoản 4 Điều 45 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và khoản 6 mục II của Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì: “b) Khi đăng ký khai sinh quá hạn cho cán bộ, công chức, hoặc cán bộ, chiến sỹ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì người đó phải nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên. Trường hợp vì lý do bí mật mà cơ quan, đơn vị của người đó không cho sao chụp bản lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, thì phải có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về những nội dung khai sinh của người đó (như: Họ tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha con, mẹ con) đã ghi trong hồ sơ cá nhân do cơ quan, đơn vị quản lý.
Hướng dẫn này cũng được áp dụng trong trường hợp giải quyết đăng ký lại việc sinh cho cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sỹ đang công tác trong lực lượng vũ trang mà không có bản sao Giấy khai sinh được cấp hợp lệ trước đây”. Do đó, yêu cầu của cán bộ tiếp nhận hồ sơ là đúng.
Thư Viện Pháp Luật