Giảm thiểu rủi ro khi vay vốn thế chấp ngân hàng
Việc chủ đầu tư có thể giải chấp từng phần tài sản trong dự án đang được thế chấp có được hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào quyền quyết định của Ngân hàng A, và giấy tờ pháp lý của từng phần tài sản thế chấp (dự kiến được giải chấp) liệu có phù hợp cho việc giải chấp và thế chấp riêng hay không theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp, Ngân hàng A đồng ý cho phép giải chấp từng phần dự án, và phần dự án này có thể giải chấp và thế chấp theo quy định của pháp luật thì chủ tài sản được quyền thế chấp tài sản (sau khi được giải chấp) cho Ngân hàng B để vay vốn theo thỏa thuận giữa chủ tài sản và Ngân hàng B. Trình tự thủ tục tiến hành thế chấp tài sản giữa chủ tài sản và Ngân hàng B phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật như: hợp đồng thế chấp phải được lập thành văn bản và được công chứng (Điều 343; Khoản 2, Điều 689, Bộ luật Dân sự), tài sản thế chấp (kể cả tài sản hình thành trong tương lai) phải được đăng ký thế chấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và bên thế chấp phải giao giấy tờ tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp (Khoản 1, 2 Điều 717, Bộ luật Dân sự).
Thư Viện Pháp Luật