Người lao động được trả tiền lương và các chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp như thế nào?

Chào anh chị ban biên tập. Em vừa được nhận làm việc tại một công ty may mặc ở địa phương. Do đây là lần đầu tiên em đi làm tại công ty nên em không nắm rõ về các quy định về tiền lương và các phụ cấp liên quan. Ban biên tập giải đáp giúp em về vấn đề tiền lương và các chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp của người lao động được quy định như thế nào? Nhờ ban biên tập tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

Tiền lương và các chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp của người lao động được quy định như thế nào?

Tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương đối với người lao động như sau:

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp đối với người lao động như sau:

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Theo đó, việc tiền lương và các chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp của người lao động được quy định như trên.

Tiền lương và các chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp của người lao động được quy định như thế nào?

Tiền lương và các chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp của người lao động được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Người lao động ngừng việc thì người lao động có được trả lương không?

Tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương ngừng việc đối với người lao động như sau:

Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Trường hợp người lao động ngừng việc thuộc các trường hợp nêu trên thì người lao động được trả lương theo quy định của pháp luật.

Người lao động có được tạm ứng tiền lương không?

Tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm ứng tiền lương đối với người lao động như sau:

1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Do đó, người lao động được tạm ứng tiền lương khi đủ các điều kiện nêu trên.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động được quy định như thế nào?

Tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm ứng tiền lương đối với người lao động như sau:

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Trên đây là quy định của pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.

Trân trọng!

Nguyễn Hữu Vi

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào