Việc thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp được quy định như thế nào?
Thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 22 Nghị định 31/2018/NĐ-C quy định về thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp như sau:
Thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trong những trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp không phù hợp các quy định về xuất xứ;
b) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trùng số tham chiếu;
c) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không nộp bổ sung chứng từ sau thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả mạo chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
đ) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản đề nghị hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp.
2. Trường hợp không thể thu hồi được Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản cho Bộ Công Thương và cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu về việc hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp, đồng thời nêu rõ lý do.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ bị thu hồi khi:
+ Giấy chứng nhận đã cấp không phù hợp các quy định về xuất xứ; đã cấp trùng số tham chiếu; Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không nộp bổ sung chứng từ sau thời hạn quy định; Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả mạo chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
+ Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản đề nghị hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp.
Việc thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?
Tại Điều 23 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Hướng dẫn thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp được đề nghị trợ giúp.
2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
3. Tuân thủ quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
4. Lưu trữ hồ sơ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
5. Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc kiểm tra xác minh, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
6. Đăng ký, cập nhật mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hướng dẫn của Bộ Công Thương để thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan hải quan của nước nhập khẩu và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
7. Gửi báo cáo tình hình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và số liệu cấp các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ở dạng văn bản hoặc dạng điện tử theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
8. Trả lời, giải đáp thắc mắc của thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:
+ Hướng dẫn thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp được đề nghị trợ giúp. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tuân thủ quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Lưu trữ hồ sơ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp. Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc kiểm tra xác minh, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
+ Đăng ký, cập nhật mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Gửi báo cáo tình hình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và số liệu cấp các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ở dạng văn bản hoặc dạng điện tử. Trả lời, giải đáp thắc mắc của thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trách nhiệm của thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như thế nào?
Tại Điều 24 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:
Trách nhiệm của thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
2. Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
3. Chứng minh hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với thông tin khai báo và xác định xuất xứ hàng hóa, kể cả trong trường hợp được người xuất khẩu ủy quyền.
5. Có trách nhiệm làm việc với nhà sản xuất hàng hóa để yêu cầu kê khai xuất xứ và cung cấp các chứng từ chứng minh hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ trong trường hợp thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thương nhân xuất khẩu nhưng không phải nhà sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu đó.
6. Lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
7. Thông báo kịp thời cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa việc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp bị từ chối.
8. Có trách nhiệm làm việc, cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan phục vụ công tác xác minh xuất xứ hàng hóa và bố trí đi kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu.
- Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có trách nhiệm đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Chứng minh hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với thông tin khai báo và xác định xuất xứ hàng hóa, kể cả trong trường hợp được người xuất khẩu ủy quyền.
- Có trách nhiệm làm việc với nhà sản xuất hàng hóa để yêu cầu kê khai xuất xứ và cung cấp các chứng từ chứng minh hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ trong trường hợp thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thương nhân xuất khẩu nhưng không phải nhà sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu đó.
- Lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Thông báo kịp thời cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa việc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp bị từ chối.
- Làm việc, cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan phục vụ công tác xác minh xuất xứ hàng hóa và bố trí đi kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu.
Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 25 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:
Thực hiện Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, căn cứ quy định của nước nhập khẩu về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Bộ Công Thương quy định tiêu chí lựa chọn thương nhân; quy trình, thủ tục tự chứng nhận xuất xứ; nghĩa vụ và trách nhiệm của thương nhân tự chứng nhận xuất xứ; cơ chế kiểm tra, xác minh việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của thương nhân và chế tài xử lý vi phạm.
Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, căn cứ quy định của nước nhập khẩu về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tiêu chí lựa chọn; quy trình, thủ tục tự chứng nhận xuất xứ; nghĩa vụ và trách nhiệm tự chứng nhận xuất xứ; cơ chế kiểm tra, xác minh việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và chế tài xử lý vi phạm thương nhân do Bộ Công Thương quy định.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi