Kiểm sát việc kết thúc điều tra trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào?
- Kiểm sát việc kết thúc điều tra trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào?
- Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc đình chỉ điều tra trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ra sao?
- Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc phục hồi điều tra như thế nào?
Kiểm sát việc kết thúc điều tra trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào?
Tại Điều 63 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về kiểm sát việc kết thúc điều tra trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như sau:
1. Chậm nhất 10 ngày đối với vụ án ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, 15 ngày đối với vụ án rất nghiêm trọng, 20 ngày đối với vụ án đặc biệt nghiêm trọng trước khi kết thúc điều tra hoặc hết thời hạn điều tra vụ án, Kiểm sát viên phải chủ động yêu cầu và phối hợp Điều tra viên đánh giá toàn bộ chứng cứ, tài liệu và các thủ tục tố tụng của vụ án, nếu thấy có đủ căn cứ kết thúc điều tra thì thống nhất để Điều tra viên báo cáo Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra kết thúc điều tra vụ án; nếu thấy cần phải tiếp tục điều tra thì thống nhất các thủ tục báo cáo lãnh đạo hai bên để đề nghị và quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, tạm giam bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Đối với vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp hoặc Kiểm sát viên không thống nhất quan điểm đánh giá chứng cứ, tội danh, thì Kiểm sát viên phải trao đổi với Điều tra viên để báo cáo Thủ trưởng hai đơn vị tổ chức họp đánh giá kết quả điều tra vụ án, chỉ đạo giải quyết những vấn đề chưa thống nhất, khó khăn, vướng mắc, bảo đảm việc kết thúc điều tra, giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật.
2. Kiểm sát viên, Điều tra viên phải lập biên bản thống nhất nội dung đánh giá chứng cứ, tài liệu và lưu hồ sơ nghiệp vụ của Cơ quan điều tra, hồ sơ kiểm sát.
Kiểm sát việc kết thúc điều tra trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố theo quy định tại Điều 63 Quy chế kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020.
Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Hình từ Internet)
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc đình chỉ điều tra trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ra sao?
Tại Điều 64 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc đình chỉ điều tra trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như sau:
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên phải kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và các vấn đề khác có liên quan theo quy định tại Điều 230 và Điều 234 Bộ luật Tố tụng hình sự, báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết như sau:
a) Nếu quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì ra văn bản Thông báo về việc kiểm sát quyết định đình chỉ điều tra và trả lại hồ sơ cho Cơ quan có thẩm quyền điều tra để giải quyết theo thẩm quyền;
b) Nếu quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ và trái pháp luật thì ra quyết định hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan có thẩm quyền điều tra và yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra phục hồi điều tra theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Trong trường hợp nêu tại điểm a khoản 1 Điều này, Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại các tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có) cho bị can hoặc người có liên quan; đối với biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế do Viện kiểm sát phê chuẩn hoặc quyết định thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ theo quy định tại Điều 125 và Điều 130 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc phục hồi điều tra như thế nào?
Tại Điều 65 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc phục hồi điều tra như sau:
1. Khi nhận được quyết định phục hồi điều tra của Cơ quan có thẩm quyền điều tra, Kiểm sát viên phải kiểm tra căn cứ phục hồi điều tra theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự, báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết như sau:
a) Nếu quyết định phục hồi điều tra có căn cứ thì Kiểm sát viên được phân công thụ lý giải quyết vụ án bị đình chỉ điều tra hoặc đang tạm đình chỉ điều tra tiếp tục giải quyết vụ án; nếu Kiểm sát viên đó không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thì lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải phân công Kiểm sát viên khác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với vụ án;
b) Nếu quyết định phục hồi điều tra không có căn cứ và trái pháp luật thì ra quyết định hủy bỏ quyết định phục hồi điều tra của Cơ quan có thẩm quyền điều tra.
2. Nếu việc đình chỉ điều tra theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định phục hồi điều tra hoặc trực tiếp ra quyết định phục hồi điều tra và gửi quyết định đó cho Cơ quan có thẩm quyền điều tra để tiến hành điều tra.
3. Kiểm sát viên kiểm sát việc gửi, thông báo quyết định phục hồi điều tra của Cơ quan có thẩm quyền điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân