Quy định về hoạt động vay và cho vay chứng khoán qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam?

Việc xử lý giao dịch liên quan đến hoạt động vay và cho vay chứng khoán (SBL) được quy định như thế nào? Mong được giải đáp|

Hoạt động vay và cho vay chứng khoán qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam?

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Quy định về hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm Quyết định 40/QĐ-VSD năm 2022 quy định hoạt động vay và cho vay chứng khoán như sau:

Xử lý giao dịch liên quan đến hoạt động vay và cho vay chứng khoán (SBL)
1. Hoạt động vay và cho vay chứng khoán:
Việc thực hiện giao dịch vay và cho vay cho vay chứng khoán quy định tại Quy chế hoạt động vay và cho vay chứng khoán (sau đây gọi là Quy chế hoạt động SBL) khi thực hiện qua Cổng giao tiếp trực tuyến được thực hiện như sau:
1.1. Thành viên gửi yêu cầu Chào vay/đi vay chứng khoán thỏa thuận bằng điện MT526 - Yêu cầu chào vay/đi vay chứng khoán đồng thời gửi điện MT524 - Yêu cầu phong tỏa tài sản đảm bảo trong trường hợp thế chấp bằng chứng khoán. Trường hợp tài sản thế chấp bằng tiền VSD gửi điện MT920 - Lấy thông tin giao dịch tiền và nhận điện MT940/MT942 - Sao kê nộp tiền từ Ngân hàng.
1.2. Thành viên đối ứng gửi yêu cầu xác nhận Chào cho vay/cho vay bằng điện MT516 -Xác nhận Yêu cầu cho vay/lãi vay. VSD gửi MT508 - Thông báo Phong tỏa chứng khoán vay.
1.3. Trường hợp tài sản thế chấp bằng chứng khoán, VSD chấp nhận yêu cầu thông qua việc gửi điện MT508 - Xác nhận kết quả phong tỏa chứng khoán. Trường hợp tài sản thế chấp bằng tiền, VSD chấp nhận yêu cầu thông qua việc gửi điện MT920 - Lấy thông tin giao dịch tiền và nhận điện MT940/MT942 - Nhận sao kê nộp tiền từ Ngân hàng.
1.4. Sau khi hợp đồng SBL được xác lập, VSD sẽ thực hiện chuyển khoản chứng khoán từ bên cho vay sang bên vay. Đồng thời VSD gửi điện MT546 - Giảm chứng khoán cho bên cho vay và MT544 - Tăng chứng khoán cho bên vay.
1.5. Trình tự, thủ tục và thời gian xử lý giao dịch của nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Quy chế hoạt động SBL.

Việc xử lý giao dịch liên quan đến hoạt động vay và cho vay chứng khoán thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy định về hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm Quyết định 40/QĐ-VSD năm 2022.

Quy định về hoạt động vay và cho vay chứng khoán qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam? (Hình từ Internet)

Bổ sung tài sản thế chấp qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 14 Quy định về hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm Quyết định 40/QĐ-VSD năm 2022 quy định bổ sung tài sản thế chấp như sau:

Xử lý giao dịch liên quan đến hoạt động vay và cho vay chứng khoán (SBL)
...
2. Bổ sung tài sản thế chấp:
Việc thực hiện bổ sung, tài sản thế chấp của hợp đồng SBL quy định Quy chế hoạt động SBL. Hợp đồng SBL được định giá hàng ngày và bên vay phải luôn giữ tỷ lệ tài sản sản thế chấp với giá trị chứng khoán vay là 115%, trường hợp cần bổ sung tài sản thế chấp bên vay thực hiện như sau:
Tại ngày định giá, VSD gửi yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp bằng điện MT527 - Yêu cầu Bổ sung tài sản thế chấp cho bên vay. Sau đó, bên vay gửi điện MT524 - Yêu cầu phong tỏa tài sản đảm bảo cho VSD. Hoàn tất giao dịch, VSD gửi điện MT508 - Thông báo xác nhận phong tỏa chứng khoán cho bên vay. Trường hợp tài sản thế chấp bằng tiền VSD gửi điện MT920 - Lấy thông tin giao dịch tiền và nhận điện MT940/MT942 - Sao kê nộp tiền từ Ngân hàng.
Trình tự, thủ tục và thời gian xử lý giao dịch của nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Quy chế hoạt động SBL.

Việc xử lý giao dịch liên quan đến hoạt động vay và cho vay chứng khoán

trong bổ sung tài sản thế chấp như sau:

- Việc thực hiện bổ sung, tài sản thế chấp của hợp đồng SBL quy định Quy chế hoạt động SBL. Hợp đồng SBL được định giá hàng ngày và bên vay phải luôn giữ tỷ lệ tài sản sản thế chấp với giá trị chứng khoán vay là 115%, trường hợp cần bổ sung tài sản thế chấp bên vay thực hiện như sau:

- Tại ngày định giá, VSD gửi yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp bằng điện MT527 - Yêu cầu Bổ sung tài sản thế chấp cho bên vay. Sau đó, bên vay gửi điện MT524 - Yêu cầu phong tỏa tài sản đảm bảo cho VSD. Hoàn tất giao dịch, VSD gửi điện MT508 - Thông báo xác nhận phong tỏa chứng khoán cho bên vay. Trường hợp tài sản thế chấp bằng tiền VSD gửi điện MT920 - Lấy thông tin giao dịch tiền và nhận điện MT940/MT942 - Sao kê nộp tiền từ Ngân hàng.

- Trình tự, thủ tục và thời gian xử lý giao dịch của nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Quy chế hoạt động SBL.

Tất toán khoản vay chứng khoá qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 14 Quy định về hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm Quyết định 40/QĐ-VSD năm 2022 quy định tất toán khoản vay chứng khoán như sau:

Xử lý giao dịch liên quan đến hoạt động vay và cho vay chứng khoán (SBL)
...
3. Tất toán khoản vay
3.1. Trường hợp mất khả năng thanh toán
Việc thực hiện giao dịch tất toán khoản vay quy định tại Quy chế hoạt động SBL khi thực hiện qua Cổng giao tiếp điện tử được thực hiện như sau:
a. VSD gửi Yêu cầu tất toán hợp đồng vay SBL bằng điện MT526 - Thông báo xử lý tất toán hợp đồng SBL cho bên vay.
b. Trường hợp tài sản thế chấp bằng tiền, VSD gửi điện MT103 - Yêu cầu thanh toán tiền SBL sang Ngân hàng thanh toán. Trường hợp tài sản thế chấp bằng chứng khoán, VSD gửi điện hạch toán giảm chứng khoán bằng điện MT546 - Thông báo chuyển khoản tài sản thế chấp cho bên vay và điện hạch toán tăng chứng khoán bằng điện MT544 - Thông báo nhận tài sản thế chấp cho bên cho vay.
c. VSD gửi thông báo đã tất toán hợp đồng vay cho bên vay/cho vay bằng điện MT516 - Thông báo tất toán hợp đồng SBL.
Trình tự, thủ tục và thời gian xử lý giao dịch của nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Quy chế hoạt động SBL.
3.2 Tất toán khoản vay
a. Bên vay gửi yêu cầu tất toán khoản vay bằng điện MT526 - Thông báo xử lý hợp đồng SBL cho VSD.
b. Tài sản thế chấp bằng tiền, VSD gửi điện MT103 - Yêu cầu thanh toán tiền SBL sang Ngân hàng thanh toán. Tài sản thế chấp bằng chứng khoán, VSD gửi điện thông báo giải tỏa tài sản đảm bảo bằng điện MT508 - Thông báo giải tỏa tài sản đảm bảo cho bên vay và điện hạch toán tăng chứng khoán bằng điện MT544 - Thông báo hoàn trả chứng khoán vay cho bên cho vay.
c. VSD gửi thông báo đã tất toán hợp đồng vay cho bên vay/cho vay bằng điện MT516 - Thông báo tất toán hợp đồng SBL.
3.3. Trình tự, thủ tục và thời gian xử lý giao dịch của nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Quy chế hoạt động SBL.

Việc tất toán khoản vay trong xử lý giao dịch liên quan đến hoạt động vay và cho vay chứng khoán (SBL) được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Quy định về hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm Quyết định 40/QĐ-VSD năm 2022.

Rút tài sản đảm bảo SBL qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?

Theo khoản 4 Điều 14 Quy định về hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm Quyết định 40/QĐ-VSD năm 2022 quy định rút tài sản đảm bảo SBL như sau:

Xử lý giao dịch liên quan đến hoạt động vay và cho vay chứng khoán (SBL)
...
4. Rút tài sản đảm bảo SBL
Việc thực hiện rút tài sản đảm bảo quy định tại Quy chế hoạt động SBL khi thực hiện qua Cổng giao tiếp điện tử được thực hiện như sau:
4.1. Bên vay gửi VSD yêu cầu rút tài sản đảm bảo bằng điện MT527 - Yêu cầu rút tài sản thế chấp. VSD phản hồi lại bằng điện MT508 - Giải tỏa tài sản thế chấp.
4.2. Tài sản thế chấp bằng tiền, VSD gửi ngân hàng thanh toán điện MT103 - Yêu cầu thanh toán tiền. Tài sản thế chấp bằng chứng khoán, VSD gửi bên vay điện MT508 - Yêu cầu giải tỏa tài sản thế chấp
4.3. Trình tự, thủ tục và thời gian xử lý giao dịch của nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Quy chế hoạt động SBL.

Việc rút tài sản đảm bảo SBL trong xử lý giao dịch liên quan đến hoạt động vay và cho vay chứng khoán (SBL) được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Quy định về hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm Quyết định 40/QĐ-VSD năm 2022.

Gia hạn khoản vay chứng khoán qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam?

Tại khoản 5 Điều 14 Quy định về hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm Quyết định 40/QĐ-VSD năm 2022 quy định gia hạn khoản vay chứng khoán như sau:

Xử lý giao dịch liên quan đến hoạt động vay và cho vay chứng khoán (SBL)
...
5. Gia hạn khoản vay
Việc thực hiện gia hạn khoản vay quy định tại Quy chế hoạt động SBL khi thực hiện qua Cổng giao tiếp điện tử được thực hiện như sau:
5.1 Bên vay gửi VSD yêu cầu gia hạn hợp đồng SBL bằng điện MT526 - Yêu cầu gia hạn hợp đồng
5.2 VSD chấp thuận/từ chối yêu cầu gia hạn hợp đồng SBL bằng điện MT516 - Xác nhận/Từ chối yêu cầu.
5.3. Trình tự, thủ tục và thời gian xử lý giao dịch của nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Quy chế hoạt động SBL.

Việc gia hạn khoản vay trong xử lý giao dịch liên quan đến hoạt động vay và cho vay chứng khoán (SBL) được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Quy định về hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm Quyết định 40/QĐ-VSD năm 2022.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản thế chấp

Phan Hồng Công Minh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào