Thời lượng giáo dục môn khoa học trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?

Quy định về thời lượng giáo dục môn khoa học trong Chương trình xóa mù chữ? Quy định về thiết bị dạy học môn khoa học trong Chương trình xóa mù chữ? Quy định về mục tiêu giáo dục môn lịch sử-địa lý trong Chương trình xóa mù chữ? Mong anh/chị tư vấn!

Quy định về thời lượng giáo dục môn khoa học trong Chương trình xóa mù chữ?

Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về thời lượng giáo dục môn khoa học trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

Thời lượng thực hiện chương trình môn Khoa học là 200 tiết, chia thành 2 kỳ (kỳ 4 là 100 tiết, kỳ 5 100 tiết). Ước lượng số tiết dành cho mỗi kỳ và mỗi mạch nội dung như sau:

Mạch nội dung

Kỳ IV (100 tiết)

Kỳ V (100 tiết)

Ghi chú (gợi ý số tiết)

Khoa học

50

50

 

- Chất và năng lượng

10

10

 

- Thực vật và động vật

10

10

 

- Nấm và vi khuẩn

4

 

 

- Con người và sức khỏe

8

12

 

- Sinh vật và môi trường

8

8

 

- Chuyên đề tự chọn:

 

 

 

+ Vệ sinh an toàn thực phẩm và một số bệnh lây truyền qua thực phẩm

10

 

Chọn 1 trong 2 chuyên đề

+ Đa dạng sinh học và cuộc sống

10

 

+ Phòng chống lạm dụng xâm hại tình dục ở trẻ em

 

10

Chọn 1 trong 2 chuyên đề

+ Bảo vệ môi trường địa phương

 

10

Tin học

20

20

 

- Máy tính và chúng ta

10

 

 

- Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm trên máy tính

10

 

 

- Internet và Đạo đức, pháp luật, văn hóa trong môi trường số

 

10

 

- Ứng dụng tin học

 

10

 

Công nghệ

25

25

 

- Công nghệ và đời sống

10

10

 

- Thủ công kĩ thuật

10

10

 

- Chuyên đề tự chọn:

 

 

 

+ Đồ dùng điện và an toàn điện trong gia đình

5

 

Chọn 1 trong 2 chuyên đề

+ Làm hoa giấy, hoa vải

5

 

+ Trồng cây ăn quả

 

5

Chọn 1 trong 2 chuyên đề

+ Lắp đặt mạng điện trong nhà

 

5

Đánh giá định kỳ

5

5

 

(ảnh internet)

Quy định về thiết bị dạy học môn khoa học trong Chương trình xóa mù chữ?

Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về thiết bị dạy học môn khoa học trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

Thiết bị dạy học tối thiểu môn Khoa học:

- Mô hình, hiện vật, tranh ảnh,..;

- Bản đồ, lược đồ; Sơ đồ, các bảng thống kê,...;

- Máy tính, phần mềm ứng dụng;

- Các thiết bị dạy học;

- Phim video, mô phỏng;

- Các dụng cụ, thiết bị thông thường để quan sát tự nhiên;

- Một số dụng cụ thực hành;

- ….

Quy định về mục tiêu giáo dục môn lịch sử-địa lý trong Chương trình xóa mù chữ?

Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu giáo dục môn lịch sử-địa lý trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

1. Mục tiêu chung

Môn Lịch sử và Địa lí Chương trình Xóa mù chữ hình thành, phát triển ở học viên năng lực lịch sử và địa lí với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; thông qua đó hình thành, phát triển những kĩ năng lao động cần thiết trong cuộc sống.

Môn Lịch sử và Địa lí giúp học viên khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí Chương trình Xóa mù chữ trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản, cốt lõi về tự nhiên, dân cư, một số hoạt động kinh tế, lịch sử - văn hóa của các vùng miền trên đất nước; những quốc gia đầu tiên; những sự kiện lịch sử tiêu biểu lịch sử dân tộc; những nét khái quát về đất nước và con người Việt Nam; khái quát một số vấn đề về lịch sử và địa lí của một số quốc gia láng giềng: Trung Quốc, Lào, Campuchia; một số chuyên đề hành dụng.

2.2. Nhận biết được các hiện tượng địa lí, sự kiện lịch sử diễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệ không gian - thời gian phạm vi mở rộng dần về không gian địa lí và không gian xã hội từ lịch sử, địa lí của vùng miền, đất nước Việt Nam đến địa lí, lịch sử của một số nước láng giềng. Từ những nguồn tư liệu, số liệu, biểu đồ, lược đồ, bản đồ,... nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và các đối tượng, hiện tượng địa lí. Vận dụng được kiến thức lịch sử và địa lí đã học để phân tích và nhận xét tác động của một sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lí,... đối với cuộc sống hiện tại; cũng như góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra của cuộc sống hiện tại.

2.3. Môn Lịch sử và Địa lí góp phần bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào