Bộ Công thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo và dịch vụ công?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo và dịch vụ công là gì?
Tại Khoản 29 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo như sau:
29. Về khoa học và công nghệ và Đổi mới sáng tạo:
a) Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
b) Xây dựng, quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số, phát triển ứng dụng công nghệ sinh học, nâng cao năng suất chất lượng trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo thẩm quyền;
c) Quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo; ứng dụng, đổi mới, chuyển giao công nghệ mới, công nghệ cao; đánh giá thẩm định công nghệ trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương theo thẩm quyền;
d) Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, tiêu chuẩn, quy chuẩn, đo lường, sở hữu trí tuệ, hoạt động sáng kiến trong phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Tại Khoản 30 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về dịch vụ công như sau:
30. Về dịch vụ công:
a) Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực;
c) Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
(Hình ảnh minh họa)
Vị trí và chức năng của Bộ Công thương được quy đinh như thế nào?
Tại Điều 1 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Bộ Công thương như sau:
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nô công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin); cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; dịch vụ logistics; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương được quy đinh như thế nào?
Tại Điều 3 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương như sau:
1. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
2. Vụ Khoa học và Công nghệ.
3. Vụ Thị trường châu Á - châu Phi.
4. Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ.
5. Vụ Chính sách thương mại đa biên.
6. Vụ Thị trường trong nước.
7. Vụ Dầu khí và Than.
8. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.
9. Vụ Tổ chức cán bộ.
10. Vụ Pháp chế.
11. Thanh tra Bộ.
12. Văn phòng Bộ.
13. Tổng cục Quản lý thị trường.
14. Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
15. Cục Điều tiết điện lực.
16. Cục Công nghiệp.
17. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.
18. Cục Phòng vệ thương mại.
19. Cục Xúc tiến thương mại.
20. Cục Công Thương địa phương.
21. Cục Xuất nhập khẩu.
22. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
23. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.
24. Cục Hóa chất.
25. Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.
26. Báo Công Thương.
27. Tạp chí Công Thương.
28. Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 24 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 25 đến khoản 28 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Vụ Chính sách thương mại đa biên được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ được tổ chức 3 phòng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Chính phủ Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ: Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ, trừ đơn vị quy định tại khoản 13, 14 Điều này.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi