Thuật ngữ hình học trực quan trong giáo dục môn toán Chương trình xóa mù chữ được giải thích như thế nào?

Thuật ngữ chuyên môn trong giáo dục môn toán Chương trình xóa mù chữ được giải thích như thế nào? Quy định về từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn toán Chương trình xóa mù chữ? Quy định về thời lượng thực hiện môn toán ở các kỳ trong Chương trình xóa mù chữ? Quy định về thời lượng dành cho các nội dung giáo dục môn toán trong Chương trình xóa mù chữ? Quy định về thiết bị dạy học môn toán trong Chương trình xóa mù chữ? Mong anh/chị tư vấn!

Thuật ngữ chuyên môn trong giáo dục môn toán Chương trình xóa mù chữ được giải thích như thế nào?

Theo Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT giải thích về thuật ngữ chuyên môn trong giáo dục môn toán Chương trình xóa mù chữ như sau:

1. Giải thích thuật ngữ
1.1. Một số thuật ngữ chuyên môn
Hình học trực quan: giúp học viên đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình ảnh trực quan đến những kiến thức hình học đã được trừu tượng hóa, hình thức hóa. Ví dụ: theo nội dung ở các kỳ, học viên được làm quen với việc học hình học thông qua hình ảnh trực quan hoặc các dụng cụ trực quan (vật thật), không có yếu tố suy luận. Vì thế, hình học được giảng dạy trong giai đoạn đầu của tiến trình nhận thức hình học của học viên được gọi là hình học trực quan. Khi dạy học hình học trực quan, giáo viên không nhất thiết yêu cầu học viên suy luận, tránh gây áp lực không tốt lên học viên, nhưng cũng có thể đề cập đến những kiến thức hình học đã được hình thức hóa nếu điều kiện nhận thức của học viên cho phép.

Vậy, hình học trực quan là thuật ngữ chủ môn học: giúp học viên đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình ảnh trực quan đến những kiến thức hình học đã được trừu tượng hóa, hình thức hóa. Vì thế, hình học được giảng dạy trong giai đoạn đầu của tiến trình nhận thức hình học của học viên được gọi là hình học trực quan.

xóa mù chữ

Giáo dục môn toán Chương trình xóa mù chữ (Hình từ Internet)

Quy định về từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn toán Chương trình xóa mù chữ?

Theo Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn toán Chương trình xóa mù chữ như sau:

1. Giải thích thuật ngữ
...
1.2. Từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt
Môn Toán sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của người học, được nêu trong bảng tổng hợp dưới đây. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể.
Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu trong bảng tổng hợp hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học viên.

giáo dục môn toán Chương trình xóa mù chữ

Các từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn toán Chương trình xóa mù chữ được quy định cụ thể tại Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT.

Quy định về thời lượng thực hiện môn toán ở các kỳ trong Chương trình xóa mù chữ?

Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về thời lượng thực hiện môn toán ở các kỳ trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

2. Thời lượng thực hiện môn Toán
2.1. Thời lượng thực hiện ở các kỳ

xóa mù chữ

Trong 267 tiết của giai đoạn 2 có 02 chuyên đề học tập, mỗi chuyên đề có thời lượng từ 5-10 tiết (Môn Toán biên soạn 3 chuyên đề học tập để giáo viên và học viên lựa chọn 2/3 chuyên đề phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn tại các địa phương.
Thời gian thực hiện mỗi tiết học là 35 phút/tiết.

Thời lượng thực hiện môn toán ở các kỳ trong Chương trình xóa mù chữ gồm 267 tiết của giai đoạn 2 có 02 chuyên đề học tập, mỗi chuyên đề có thời lượng từ 5-10 tiết (Môn Toán biên soạn 3 chuyên đề học tập để giáo viên và học viên lựa chọn 2/3 chuyên đề phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn tại các địa phương.

Thời gian thực hiện mỗi tiết học là 35 phút/tiết.

Quy định về thời lượng dành cho các nội dung giáo dục môn toán trong Chương trình xóa mù chữ?

Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về thời lượng dành cho các nội dung giáo dục môn toán trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

2. Thời lượng thực hiện môn Toán
...
2.2. Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục
Ước lượng thời gian (tính theo %) cho các mạch nội dung ở từng lớp (không tính chuyên đề học tập) như sau:

xóa mù chữ

Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục môn toán trong Chương trình xóa mù chữ được quy định cụ thể tại Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT.

Quy định về thiết bị dạy học môn toán trong Chương trình xóa mù chữ?

Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về thiết bị dạy học môn toán trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

3. Thiết bị dạy học
3.1. Thiết bị dạy học môn Toán chứa đựng, mô tả những tri thức có khả năng hỗ trợ giáo viên và hỗ trợ học viên hướng vào đối tượng toán học cụ thể (khái niệm, quan hệ, tính chất toán học,...) nhằm phát hiện, tìm tòi, khắc sâu kiến thức,... trong quá trình học tập môn Toán.
3.2. Việc sử dụng thiết bị dạy học môn Toán cần bảo đảm một số yêu cầu sau:
- Các thiết bị dạy học phải phục vụ cho mục tiêu dạy học môn Toán, phù hợp với nội dung học và các đối tượng học viên, hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và tránh làm tăng thêm nội dung dạy học, công việc của giáo viên và gây tốn kém không cần thiết.
- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, tránh hình thức hoặc lạm dụng gây phản tác dụng, làm giảm hiệu quả của quá trình dạy học; tạo điều kiện để học viên thực sự được thực hành, thao tác trên các thiết bị dạy học, qua đó giúp học viên chủ động, tích cực khám phá, phát hiện kiến thức và góp phần phát triển “năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán”.
- Khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thống. Khi có điều kiện, giáo viên hướng dẫn học viên cách tìm kiếm thông tin, tư liệu trên Internet hoặc chương trình truyền hình có uy tín về giáo dục để mở rộng vốn hiểu biết và năng lực tự học.
- Tăng cường thiết bị dạy học tự làm: Ngoài các thiết bị dạy học tối thiểu được quy định trong danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cần huy động sáng kiến, sự sáng tạo của học viên, giáo viên và phụ huynh trong việc khai thác, thiết kế và sử dụng các thiết bị dạy học tự làm.
- Phối hợp sử dụng linh hoạt các loại hình thiết bị dạy học: Mỗi loại hình thiết bị đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, do đó tùy thuộc nội dung bài học, phương pháp dạy học mà có thể kết hợp sử dụng các loại hình thiết bị dạy học và phối hợp một cách hợp lí, khoa học và sinh động.
3.3. Căn cứ mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương trình môn Toán, giáo viên so sánh, đối chiếu với danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của môn Toán cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để rà soát, bổ sung một số thiết bị phù hợp với đặc thù đối tượng.

Các thiết bị dạy học môn Toán chứa đựng, mô tả những tri thức có khả năng hỗ trợ giáo viên và hỗ trợ học viên hướng vào đối tượng toán học cụ thể (khái niệm, quan hệ, tính chất toán học,...) nhằm phát hiện, tìm tòi, khắc sâu kiến thức,... trong quá trình học tập môn Toán.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xóa mù chữ

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào