Quy định về biểu hiện và yêu cầu cần đạt trong chuyên đề thống kê và số liệu thống kê trong quản lý, sản xuất thuộc Chương trình xóa mù chữ?
- Quy định về biểu hiện và yêu cầu cần đạt trong chuyên đề thống kê và số liệu thống kê trong quản lý, sản xuất thuộc Chương trình xóa mù chữ?
- Quy định về biểu hiện và yêu cầu cần đạt trong chuyên đề ứng dụng kiến thức toán học vào thực tiễn trong Chương trình xóa mù chữ?
- Yêu cầu về phát triển các năng lực chung trong phương pháp dạy học môn toán Chương trình xóa mù chữ?
Quy định về biểu hiện và yêu cầu cần đạt trong chuyên đề thống kê và số liệu thống kê trong quản lý, sản xuất thuộc Chương trình xóa mù chữ?
Tiểu tiết b Tiểu mục 3 Mục III Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về biểu hiện và yêu cầu cần đạt trong chuyên đề thống kê và số liệu thống kê trong quản lý, sản xuất thuộc Chương trình xóa mù chữ như sau:
Chuyên đề |
Chủ đề |
Yêu cầu cần đạt |
Chuyên đề 2 Thống kê và số liệu thống kê trong quản lý, sản xuất |
Thu thập, phân tích số liệu thống kê và giải quyết một số vấn đề đơn giản từ các số liệu và biểu đồ thống kê trong quản lý, sản xuất |
- Làm quen với việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ nhiều nguồn khác nhau: văn bản; bảng biểu; kiến thức trong các lĩnh vực giáo dục khác (Địa lí, Lịch sử, Giáo dục môi trường Giáo dục tài chính,...); phỏng vấn, truyền thông Internet, thực tiễn (môi trường, tài chính, y tế, giá cả thị trường,...). - Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột, biểu đồ hình quạt tròn. - Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột, biểu đồ hình quạt tròn. |
(ảnh internet)
Quy định về biểu hiện và yêu cầu cần đạt trong chuyên đề ứng dụng kiến thức toán học vào thực tiễn trong Chương trình xóa mù chữ?
Tiểu tiết b Tiểu mục 3 Mục III Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT Quy định về biểu hiện và yêu cầu cần đạt trong chuyên đề ứng dụng kiến thức toán học vào thực tiễn trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
Chuyên đề |
Chủ đề |
Yêu cầu cần đạt |
Chuyên đề 3 Ứng dụng kiến thức toán học vào thực tiễn liên quan đến tính toán, đo lường và ước lượng |
Tính toán và ước lượng chu vi, diện tích, thể tích của một số hình khối trong thực tế |
- Vận dụng các công thức tính diện tích và thể tích vào thực tiễn. Đo đạc và tính diện tích bề mặt, tính thể tích của các đồ vật có liên quan đến các hình đã học trong các tình huống thực tiễn - Giải quyết một số bài toán thực tiễn liên quan đến tính toán, ước lượng, đo đạc chu vi, diện tích, thể tích trong thực tế cuộc sống (như diện tích, thể tích xây dựng số vật liệu xây dựng chi phí, tiền công ...). |
Yêu cầu về phát triển các năng lực chung trong phương pháp dạy học môn toán Chương trình xóa mù chữ?
Tiểu tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục IV Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định yêu cầu về phát triển các năng lực chung trong phương pháp dạy học môn toán Chương trình xóa mù chữ như sau:
- Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học thông qua việc rèn luyện cho người học biết cách lựa chọn mục tiêu, lập được kế hoạch học tập, hình thành cách tự học, rút kinh nghiệm và điều chỉnh để có thể vận dụng vào các tình huống khác trong quá trình học các khái niệm, kiến thức và kỹ năng toán học cũng như khi thực hành, luyện tập hoặc tự lực giải toán, giải quyết các vấn đề có ý nghĩa toán học.
- Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép, diễn tả được các thông tin toán học cần thiết trong văn bản toán học; thông qua sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trao đổi, trình bày được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác, đồng thời thể hiện sự tự tin, tôn trọng người đối thoại khi mô tả, giải thích các nội dung, ý tưởng toán học.
- Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giúp học viên nhận biết được tình huống có vấn đề; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác; biết đề xuất, lựa chọn được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề và biết trình bày giải pháp cho vấn đề; biết đánh giá giải pháp đã thực hiện và khái quát hóa cho vấn đề tương tự.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn