Nhiệm vụ và quyền hạn về theo dõi thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ tư pháp trong theo dõi thi hành pháp luật; pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính được quy định như thế nào?

Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn về theo dõi thi hành pháp luật như thế nào?

Tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn về theo dõi thi hành pháp luật như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Về theo dõi thi hành pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước; theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ hoặc theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý liên ngành, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành;
b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành; chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch và báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật và xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật theo quy định; có ý kiến về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trong việc theo dõi thi hành pháp luật, Bộ tư pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn như chủ trì, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành.

Nhiệm vụ và quyền hạn về theo dõi thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp như thế nào? (Hình từ Internet)

Về pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Tại Khoản 10 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
10. Về pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp điển của các cơ quan thực hiện pháp điển;
b) Thẩm định các đề mục trong Bộ pháp điển; cập nhật, loại bỏ các quy phạm pháp luật, đề mục mới trong Bộ pháp điển theo quy định của pháp luật; trình Chính phủ quyết định thông qua kết quả pháp điển các chủ đề của Bộ pháp điển và bổ sung các chủ đề mới vào Bộ pháp điển; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung đề mục mới theo quy định.

Trong việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, Bộ tư pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn như:

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp điển của các cơ quan thực hiện pháp điển

- Thẩm định các đề mục trong Bộ pháp điển; cập nhật, loại bỏ các quy phạm pháp luật, đề mục mới trong Bộ pháp điển theo quy định của pháp luật; trình Chính phủ quyết định thông qua kết quả pháp điển các chủ đề của Bộ pháp điển và bổ sung các chủ đề mới vào Bộ pháp điển; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung đề mục mới theo quy định.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp về kiểm soát thủ tục hành chính như thế nào?

Tại Khoản 12 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp về kiểm soát thủ tục hành chính như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
12. Về kiểm soát thủ tục hành chính:
a) Hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá tác động của thủ tục hành chính; thực hiện đánh giá tác động về thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của bộ theo quy định của pháp luật;
b) Rà soát, đánh giá và xử lý kết quả rà soát về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ theo quy định của pháp luật; nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và các quy định có liên quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ;
c) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

Trong việc kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ tư pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn như:

- Hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá tác động của thủ tục hành chính; thực hiện đánh giá tác động về thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của bộ theo quy định của pháp luật

- Rà soát, đánh giá và xử lý kết quả rà soát về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ theo quy định của pháp luật; nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và các quy định có liên quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ;

- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi hành pháp luật

Vũ Thiên Ân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào