Định hướng phương pháp giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?
Định hướng phương pháp giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?
Tại tiểu mục 1 Mục V Phần thứ nhất Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về định hướng phương pháp giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
Quan điểm chủ đạo: tổ chức dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm. Tạo cơ hội cho học viên huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới.
Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ học tập với các câu hỏi phù hợp trên cơ sở tổ chức cho học viên quan sát mẫu vật, tranh ảnh, khai thác các nguồn tư liệu bổ trợ. Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học viên và điều kiện cụ thể. Kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) với phương pháp dạy học tích cực (thảo luận, tranh luận, ...).
Thiết kế các tình huống có vấn đề, đặc biệt là những tình huống thường xảy ra trong thực tế, đời sống gắn với môi trường sản xuất và sinh hoạt của học viên, tạo điều kiện để học viên tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn vấn đề của bài học và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống.
Định hướng phương pháp giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ có quan điểm chủ đạo là tổ chức dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm. Tạo cơ hội cho học viên huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới. Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ học tập trên cơ sở tổ chức cho học viên quan sát mẫu vật, tranh ảnh, khai thác các nguồn tư liệu bổ trợ. Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, thiết kế các tình huống có vấn đề, tạo điều kiện để học viên tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn vấn đề của bài học và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống.
Định hướng phương pháp giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ (Hình từ Internet)
Định hướng mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ?
Theo quy định tại tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục V Phần thứ nhất Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về định hướng mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
Đánh giá kết quả học tập của học viên nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và những tiến bộ của học viên trong suốt quá trình học tập môn học, để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học viên và nâng cao chất lượng giáo dục.
Định hướng mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ là đánh giá kết quả học tập của học viên nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và những tiến bộ của học viên trong suốt quá trình học tập môn học, để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học viên và nâng cao chất lượng giáo dục.
Định hướng phương thức đánh giá kết quả giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ?
Theo tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục V Phần thứ nhất Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về định hướng phương thức đánh giá kết quả giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
Có 2 phương thức đánh giá kết quả học tập các môn học: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá học viên, học viên đánh giá lẫn nhau, học viên tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về học viên, việc học viên trả lời câu hỏi, làm bài kiểm tra,...
Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm cuối mỗi kỳ học và cuối mỗi giai đoạn do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện chương trình xóa mù chữ. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (có thể giản đơn qua câu hỏi đúng/ sai, hoặc qua việc lựa chọn một trong 2 đến 4 phương án được đưa ra, hoặc bằng cách cho lắp ráp những phần cho sẵn, v.v...). Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện.
Có 2 phương thức đánh giá kết quả học tập các môn học:
Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên tổ chức; hình thức đánh giá gồm: đánh giá học viên, học viên đánh giá lẫn nhau, học viên tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, giáo viên dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về học viên, việc học viên trả lời câu hỏi, làm bài kiểm tra,...
Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm cuối mỗi kỳ học và cuối mỗi giai đoạn do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện chương trình xóa mù chữ. Đánh giá thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (có thể giản đơn qua câu hỏi đúng/ sai, hoặc qua việc lựa chọn một trong 2 đến 4 phương án được đưa ra, hoặc bằng cách cho lắp ráp những phần cho sẵn, v.v...). Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện.
Định hướng về yêu cầu trong đánh giá kết quả giáo dục Chương trình xóa mù chữ?
Theo tiết 2.3 tiểu mục 2 Mục V Phần thứ nhất Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định định hướng về yêu cầu trong đánh giá kết quả giáo dục Chương trình xóa mù chữ như sau:
Đánh giá học viên thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình xóa mù chữ; chú trọng khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học viên trong những tình huống cụ thể. Việc đánh giá thái độ đối với môn học của học viên được kết hợp trong việc đánh giá kiến thức và kĩ năng.
Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học viên; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ trong học tập, rèn luyện của học viên; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không so sánh, không tạo áp lực cho học viên.
Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét. Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; giữa đánh giá định tính và định lượng. Đặc biệt coi trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế đời sống, lao động, sản xuất.
Đánh giá học viên thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình xóa mù chữ; chú trọng khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học viên trong những tình huống cụ thể. Việc đánh giá thái độ đối với môn học của học viên được kết hợp trong việc đánh giá kiến thức và kĩ năng. Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học viên, đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không so sánh, không tạo áp lực cho học viên; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ trong học tập, rèn luyện của học viên. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét. Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; giữa đánh giá định tính và định lượng, coi trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế đời sống, lao động, sản xuất.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn