Giao khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được quy định như thế nào?
- Giao khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được quy định như thế nào?
- Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đã tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ra sao?
- Sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được quy định như thế nào?
Giao khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về giao khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
1. Cơ quan được giao quản lý tài sản báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cho đối tượng khai thác như sau:
a) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi lớn, công trình quan trọng đặc biệt được giao cho doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Luật Thủy lợi để khai thác theo các phương thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ và các phương thức khác quy định tại Nghị định này;
b) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không thuộc tài sản quy định tại điểm a khoản này được giao cho đơn vị khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi để khai thác theo các phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng và các phương thức khác quy định tại Nghị định này.
2. Việc xác định tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi lớn, công trình quan trọng đặc biệt giao cho doanh nghiệp quản lý, khai thác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Luật Thủy lợi thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cơ quan được giao quản lý tài sản báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cho đối tượng khai thác.
Giao khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (Hình từ Internet)
Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đã tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ra sao?
Tại Điều 7 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đã tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:
Việc giao quản lý tài sản, quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đã tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật chuyên ngành về thủy lợi và pháp luật có liên quan.
Việc giao quản lý tài sản, quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đã tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật chuyên ngành về thủy lợi và pháp luật có liên quan.
Sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?
Tại Điều 8 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
1. Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải được sử dụng đúng mục đích và đảm bảo yêu cầu về tưới, tiêu thoát nước.
2. Khi sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi vào cung cấp sản phẩm, dịch vụ có mục đích kinh doanh không được ảnh hưởng đến hoạt động tưới, tiêu thoát nước và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải được sử dụng đúng mục đích và đảm bảo yêu cầu về tưới, tiêu thoát nước. Khi sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi vào cung cấp sản phẩm, dịch vụ có mục đích kinh doanh không được ảnh hưởng đến hoạt động tưới, tiêu thoát nước và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được quy định như thế nào?
Tại Điều 9 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
1. Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm:
a) Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
c) Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
2. Cơ quan được giao quản lý tài sản chịu trách nhiệm lập hồ sơ về tài sản thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi lớn, quan trọng đặc biệt được giao cho doanh nghiệp quản lý, khai thác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Luật Thủy lợi thì doanh nghiệp có trách nhiệm lập hồ sơ về tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi cơ quan được giao quản lý tài sản.
3. Cơ quan được giao quản lý tài sản chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tài sản thuộc phạm vi quản lý và thực hiện chế độ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm:
- Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
- Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi