Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là gì?
- Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là gì?
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cho cơ quan được giao quản lý tài sản ra sao?
- Trình tự, thủ tục giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?
Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là gì?
Tại Điều 4 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
1. Mọi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư, quản lý đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý, khai thác theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động khai thác, kinh doanh của đơn vị khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
3. Nhà nước từng bước tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và thực hiện khai thác theo cơ chế thị trường.
4. Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm đa dạng hóa nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
5. Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.
6. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải đảm bảo công khai, minh bạch; được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
- Mọi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư, quản lý đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý, khai thác.
- Quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước.
- Từng bước tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và thực hiện khai thác theo cơ chế thị trường.
- Khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm đa dạng hóa nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
- Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác.
- Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải đảm bảo công khai, minh bạch.
Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (Hình từ Internet)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cho cơ quan được giao quản lý tài sản ra sao?
Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định như sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cho cơ quan được giao quản lý tài sản như sau:
a) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý;
b) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không thuộc tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp trực tiếp quản lý;
Việc xác định tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cho cơ quan được giao quản lý tài sản như sau:
- Với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý;
- Với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi khác thì được giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp trực tiếp quản lý;
- Việc xác định tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trình tự, thủ tục giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
2. Trình tự, thủ tục giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi:
a) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, (đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi hiện có) hoặc 30 ngày kể từ ngày tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng (đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được đầu tư xây dựng, mua sắm mới), cơ quan được giao quản lý tài sản chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn thành việc rà soát, phân loại, lập phương án giao tài sản báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp phương án giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi. Hồ sơ đề nghị giao tài sản gồm:
- Văn bản đề nghị giao quản quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (trong đó xác định rõ đối tượng được giao quản lý tài sản): 01 bản chính;
- Biên bản rà soát, phân loại tài sản hoặc biên bản bàn giao tài sản đưa vào sử dụng: 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị giao quản lý (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại (nếu có)): 01 bản chính;
- Các hồ sơ có liên quan đến tài sản đề nghị giao quản lý: 01 bản sao.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp ban hành quyết định giao tài sản cho cơ quan được giao quản lý tài sản quản lý theo quy định. Nội dung chủ yếu của Quyết định giao quản lý tài sản gồm:
- Tên cơ quan được giao quản lý tài sản;
- Danh mục tài sản giao quản lý (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại (nếu có)): 01 bản chính;
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định giao tài sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp, việc bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được lập thành biên bản theo Mẫu số 01/TSTL-BB ban hành kèm theo Nghị định này và thực hiện như sau:
- Đối với tài sản do cơ quan được giao quản lý tài sản đang quản lý thì tiếp tục thực hiện quản lý theo quy định;
- Đối với tài sản do cơ quan, đơn vị khác đang quản lý thì thực hiện bàn giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản.
Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi sẽ được tiến hành thực hiện theo trình tự, thủ tục nêu trên.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi