Định hướng giáo dục khoa học xã hội trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?
Quy định về định hướng giáo dục khoa học xã hội trong Chương trình xóa mù chữ?
Tiểu mục 3 Mục IV Phần thứ nhất Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về định hướng giáo dục khoa học xã hội trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
Mục tiêu của giáo dục khoa học xã hội là góp phần giúp học viên hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi trên cơ sở nắm vững hệ thống tri thức cơ bản về khoa học xã hội, chủ yếu là lịch sử và địa lí; giúp người học hiểu rõ hơn về thế giới mà họ đang sống, sự kết nối, tương tác giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh, giữa dân tộc với thế giới; truyền cảm hứng cho học viên khám phá bản thân, các vấn đề của đất nước, của khu vực và thế giới có liên quan trực tiếp đến cuộc sống; giúp học viên hiểu biết, có tư duy độc lập và sáng tạo. Thông qua giáo dục khoa học xã hội, học viên được hình thành và phát triển năng lực khoa học xã hội (nhận thức khoa học xã hội, tìm hiểu xã hội và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để tự tìm hiểu, khám phá bản thân, cộng đồng, xã hội; phân tích và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội, chính trị và văn hóa trong không gian và thời gian cụ thể.
Giáo dục khoa học xã hội được thực hiện ở môn học Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí. Môn học Tự nhiên và Xã hội (phần xã hội) được tổ chức theo các mạch nội dung rất gần gũi với học viên đó là gia đình và cộng đồng địa phương. Môn học Lịch sử và Địa lí được tổ chức theo các mạch chính là đại cương về thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương, bảo đảm cấu trúc sau: quá trình tiến hóa (thời gian, không gian), quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, kiến tạo nền văn minh - văn hiến của dân tộc Việt Nam; sự phát triển của tiến bộ xã hội và nguyên nhân của hưng thịnh, suy vong qua các thời kì của các quốc gia - dân tộc; các thành tựu chính về kinh tế, xã hội, văn hóa, văn minh; các cá nhân, tập đoàn người trong quan hệ hợp tác, cạnh tranh; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm dân cư, đặc điểm quần cư trong các không gian và thời gian lịch sử; cơ cấu và phân bố nền kinh tế; một số chủ đề liên môn kết nối các nội dung của lịch sử, địa lí kinh tế - xã hội, địa lí tự nhiên.
Theo đó, mục tiêu của giáo dục khoa học xã hội là góp phần giúp học viên hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi trên cơ sở nắm vững hệ thống tri thức cơ bản về khoa học xã hội, chủ yếu là lịch sử và địa lí; giúp người học hiểu rõ hơn về thế giới mà họ đang sống, sự kết nối, tương tác giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh, giữa dân tộc với thế giới; truyền cảm hứng cho học viên khám phá bản thân, các vấn đề của đất nước, của khu vực và thế giới có liên quan trực tiếp đến cuộc sống; giúp học viên hiểu biết, có tư duy độc lập và sáng tạo.
Định hướng giáo dục khoa học xã hội trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về định hướng giáo dục khoa học tự nhiên trong Chương trình xóa mù chữ?
Tiểu mục 4 Mục IV Phần thứ nhất Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về hướng giáo dục khoa học tự nhiên trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
Bên cạnh vai trò góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học viên, giáo dục khoa học tự nhiên có sứ mệnh hình thành và phát triển thế giới quan khoa học ở học viên; đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học viên tinh thần khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của tự nhiên để từ đó biết ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường. Giáo dục khoa học tự nhiên giúp học viên dần hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Giáo dục khoa học tự nhiên được thực hiện trong môn học Tự nhiên và Xã hội, Khoa học. Giáo dục khoa học tự nhiên tiếp cận một cách đơn giản một số sự vật, hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, giúp học viên có nhận thức đầu về thế giới tự nhiên và được tổ chức theo các mạch nội dung như thực vật và động vật, nấm và vi khuẩn, con người và sức khỏe, sinh vật và môi trường, Trái Đất và bầu trời, chất và năng lượng, thể hiện các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên (tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, quy luật vận động và biến đổi), đồng thời từng bước phản ánh vai trò của khoa học tự nhiên đối với sự phát triển xã hội và sự vận dụng kiến thức, kĩ năng về khoa học tự nhiên trong sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Các nội dung này được sắp xếp chủ yếu theo Iogic tuyến tính, kết hợp một số nội dung đồng tâm xoáy ốc nhằm hình thành nhận thức về thế giới tự nhiên và khoa học tự nhiên, giúp học viên bước đầu vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học về khoa học tự nhiên trong đời sống.
Theo đó, bên cạnh vai trò góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học viên, giáo dục khoa học tự nhiên có sứ mệnh hình thành và phát triển thế giới quan khoa học ở học viên; đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học viên tinh thần khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của tự nhiên để từ đó biết ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường. Giáo dục khoa học tự nhiên giúp học viên dần hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Quy định về định hướng về nội dung giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ?
Mục IV Phần thứ nhất Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về định hướng về nội dung giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
Căn cứ mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của Chương trình Xóa mù chữ, chương trình mỗi môn học xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung giáo dục của môn học đó, đảm bảo trang bị cho học viên tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu học tiếp chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc đáp ứng tốt hơn công việc, nghề nghiệp của bản thân.
Theo đó, căn cứ mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của Chương trình Xóa mù chữ, chương trình mỗi môn học xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung giáo dục của môn học đó, đảm bảo trang bị cho học viên tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu học tiếp chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc đáp ứng tốt hơn công việc, nghề nghiệp của bản thân.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn