Định hướng về nội dung giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?
Quy định về định hướng về nội dung giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ?
Mục IV Phần thứ nhất Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về định hướng về nội dung giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
Căn cứ mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của Chương trình Xóa mù chữ, chương trình mỗi môn học xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung giáo dục của môn học đó, đảm bảo trang bị cho học viên tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu học tiếp chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc đáp ứng tốt hơn công việc, nghề nghiệp của bản thân.
Theo đó, chương trình xóa mù chữ phải có định hướng căn cứ mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của Chương trình Xóa mù chữ, chương trình mỗi môn học xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung giáo dục của môn học đó, đảm bảo trang bị cho học viên tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu học tiếp chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc đáp ứng tốt hơn công việc, nghề nghiệp của bản thân.
Quy định về định hướng giáo dục ngôn ngữ và văn học trong Chương trình xóa mù chữ?
Tiểu mục 1 Mục IV Phần thứ nhất Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về định hướng giáo dục ngôn ngữ và văn học trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
Giáo dục ngôn ngữ và văn học được thực hiện chủ yếu ở môn Tiếng Việt; có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học viên. Thông qua ngôn ngữ, bồi dưỡng cho học viên những phẩm chất chủ yếu, đặc biệt là tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tính trung thực và ý thức trách nhiệm; hình thành, phát triển cho học viên các năng lực chung và hai năng lực đặc thù là năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học; giúp học viên sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập.
Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học viên ở mỗi giai đoạn, mỗi kỳ học.
Ngoài ra ở kỳ 5 chương trình xây dựng các chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường khả năng dùng từ, viết câu và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, của học viên.
Theo đó, giáo dục ngôn ngữ và văn học được thực hiện chủ yếu ở môn Tiếng Việt; có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học viên. Thông qua ngôn ngữ, bồi dưỡng cho học viên những phẩm chất chủ yếu, đặc biệt là tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tính trung thực và ý thức trách nhiệm; hình thành, phát triển cho học viên các năng lực chung và hai năng lực đặc thù là năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.
Định hướng về nội dung giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về định hướng giáo dục toán học trong Chương trình xóa mù chữ?
Tiểu mục 2 Mục IV Phần thứ nhất Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về định hướng giáo dục toán học trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
Giáo dục toán học góp phần hình thành và phát triển cho học viên các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học, đặc biệt năng lực tính toán (tư duy và lập luận toán học, sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; tạo cơ hội để học viên được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn). Giáo dục toán học tạo lập sự kết nối giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Công nghệ, Tin học.
Giáo dục toán học thực hiện ở môn Toán, giúp học viên nắm được một cách có hệ thống các khái niệm, nguyên lí, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập ở các trình độ cao hơn hoặc có thể sử dụng trong lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày.
Chương trình môn Toán được thiết kế theo cấu trúc tuyến tính kết hợp với “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần), xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: số học, hình học và đo lường, thống kê và xác suất. Yêu cầu học viên có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về: số và phép tính (số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó); hình học và đo lường (quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm ở mức độ trực quan của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với hình học và đo lường với các đại lượng đo thông dụng); thống kê và xác suất (một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất.
Theo đó, giáo dục toán học góp phần hình thành và phát triển cho học viên các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học, đặc biệt năng lực tính toán (tư duy và lập luận toán học, sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; tạo cơ hội để học viên được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn). Giáo dục toán học tạo lập sự kết nối giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Công nghệ, Tin học.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn