Cấu trúc chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?
Quy định về cấu trúc Chương trình xóa mù chữ?
Tiểu mục 1 Mục III Phần thứ nhất Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về cấu trúc Chương trình xóa mù chữ như sau:
Chương trình Xóa mù chữ được chia thành hai giai đoạn
Giai đoạn 1: Gồm 03 môn học (Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội). Tổng thời lượng là 1.005 tiết; chia 03 kỳ học (kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3).
Giai đoạn 2: Gồm 04 môn học (Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí). Tổng thời lượng là 949 tiết; chia 02 kỳ học (kỳ 4, kỳ 5). Kỳ 5 có các chuyên đề học tập tự chọn, nằm trong tổng thời lượng của môn học.
Tổng thời lượng Chương trình xóa mù chữ là 1.954 tiết
Theo đó, Chương trình Xóa mù chữ được chia thành hai giai đoạn
- Giai đoạn 1: Gồm 03 môn học (Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội). Tổng thời lượng là 1.005 tiết; chia 03 kỳ học (kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3).
- Giai đoạn 2: Gồm 04 môn học (Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí). Tổng thời lượng là 949 tiết; chia 02 kỳ học (kỳ 4, kỳ 5). Kỳ 5 có các chuyên đề học tập tự chọn, nằm trong tổng thời lượng của môn học.
Tổng thời lượng Chương trình xóa mù chữ là 1.954 tiết
Cấu trúc chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về môn tích hợp trong Chương trình xóa mù chữ?
Tiểu mục 2 Mục III Phần thứ nhất Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về môn tích hợp trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
Môn Tin học và Công nghệ được tích hợp vào môn Khoa học, gồm 110 tiết Khoa học, 50 tiết Công nghệ và 40 tiết Tin học. Nội dung về Tin học chỉ thiết kế dưới dạng các chuyên đề học tập (8 chuyên đề), không có chuyên đề học tập tự chọn.
Theo đó, môn Tin học và Công nghệ được tích hợp vào môn Khoa học, gồm 110 tiết Khoa học, 50 tiết Công nghệ và 40 tiết Tin học. Nội dung về Tin học chỉ thiết kế dưới dạng các chuyên đề học tập (8 chuyên đề), không có chuyên đề học tập tự chọn.
Quy định về kế hoạch giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ?
Tiểu mục 3 Mục III Phần thứ nhất Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về kế hoạch giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ trong bảng sau:
Môn học | Giai đoạn 1 | Giai đoạn 2 | Tổng Chương trình | |||||
Kỳ 1 | Kỳ 2 | Kỳ 3 | Tổng số | Kỳ 4 | Kỳ 5 | Tổng số | ||
Tiếng Việt | 260 | 175 | 170 | 605 | 185 | 187 (bao gồm chuyên đề học tập) | 372 | 977 |
Toán | 75 | 95 | 100 | 270 | 135 | 132 (bao gồm chuyên đề học tập) | 267 | 537 |
Tự nhiên và Xã hội | - | 65 | 65 | 130 | - | - | 130 | |
Khoa học | - | - | - | - | 200 (bao gồm chuyên đề tin học, khoa học, công nghệ). 100 tiết/kỳ học | 200 | 200 | |
Lịch sử và Địa lí | - | - | - | - | 55 | 55 (bao gồm chuyên đề học tập) | 110 | 110 |
Tổng số tiết | 335 | 335 | 335 | 1.005 | 949 | 949 | 1.954 |
Yêu cầu về năng lực đặc thù của học viên chương trình xóa mù chữ?
Tiết 2.2 Tiểu mục 2 Mục II Phần thứ nhất Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định yêu cầu về năng lực đặc thù của học viên chương trình xóa mù chữ như sau:
Những năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ và tin học được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua môn học và chuyên đề học tập.
a) Năng lực ngôn ngữ
Năng lực ngôn ngữ của học viên bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.
Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với học viên qua mỗi giai đoạn, mỗi kỳ học được quy định trong chương trình môn Tiếng Việt, chuyên đề học tập môn Tiếng Việt.
b) Năng lực tính toán
Năng lực tính toán của học viên được thể hiện chủ yếu qua năng lực toán học; được hình thành, phát triển chủ yếu ở môn Toán; tập trung ở các hoạt động sau đây: nhận thức kiến thức toán học; tư duy toán học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Yêu cầu cần đạt về năng lực toán học đối với học viên mỗi giai đoạn, mỗi kỳ học được quy định trong chương trình môn Toán, chuyên đề học tập môn Toán.
c) Năng lực khoa học
Năng lực khoa học của học viên được thể hiện qua các hoạt động sau đây: nhận thức khoa học; tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Năng lực khoa học được hình thành, phát triển ở các môn học: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí.
Yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đối với học viên mỗi giai đoạn, mỗi kỳ học được quy định trong chương trình các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí.
d) Năng lực công nghệ và tin học
Năng lực công nghệ của học viên được thể hiện qua các hoạt động sau đây: nhận thức công nghệ; sử dụng công nghệ;
Năng lực tin học của học viên được thể hiện qua các hoạt động sau đây: sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập và tự học.
Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ và tin học đối với học viên mỗi giai đoạn, mỗi kỳ học được quy định trong chương trình môn Khoa học.
Theo đó, năng lực đặc thù của học viên chương trình xóa mù chữ bao gồm năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ và tin học được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua môn học và chuyên đề học tập.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn