Có những gì trong hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn?
- Hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn gồm những gì?
- Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn thực hiện ra sao?
- Trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong việc thực hiện thỏa thuận quốc tế?
Hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn gồm những gì?
Căn cứ Điều 40 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn như sau:
1. Văn bản đề nghị cho ý kiến bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
b) Nội dung chính của thỏa thuận quốc tế;
c) Đánh giá tác động của thỏa thuận quốc tế về chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác;
d) Việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật này; lý do đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn.
2. Tài liệu chứng minh được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
3. Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
Theo đó, Văn bản đề nghị cho ý kiến bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
- Nội dung chính của thỏa thuận quốc tế;
- Đánh giá tác động của thỏa thuận quốc tế về chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác;
- Việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật này; lý do đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn
Có những gì trong hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn? (Hình từ Internet)
Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn thực hiện ra sao?
Theo Điều 41 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn như sau:
1. Đối với những sửa đổi, bổ sung, gia hạn mang tính chất kỹ thuật, thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và không ký kết thỏa thuận quốc tế mới, cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cơ quan trung ương của tổ chức không nhất thiết phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan. Trong trường hợp được lấy ý kiến, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến.
2. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ định cơ quan được sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận quốc tế thì cơ quan đó quyết định việc sửa đổi, bổ sung mà không phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan, trừ trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế có quyết định khác.
Theo đó, đối với những sửa đổi, bổ sung, gia hạn mang tính chất kỹ thuật, thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và không ký kết thỏa thuận quốc tế mới, cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cơ quan trung ương của tổ chức không nhất thiết phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan. Trong trường hợp được lấy ý kiến, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến.
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong việc thực hiện thỏa thuận quốc tế?
Tại Điều 42 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức trong việc thực hiện thỏa thuận quốc tế như sau:
Cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
1. Tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế do cơ quan đó đã ký kết hoặc đề xuất ký kết trong trường hợp ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, đồng thời yêu cầu bên ký kết nước ngoài thực hiện thỏa thuận quốc tế đó trên tinh thần hữu nghị, hợp tác;
2. Xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm về thực hiện thỏa thuận quốc tế do cơ quan đó đã ký kết hoặc đề xuất ký kết trong trường hợp ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ gửi Bộ Ngoại giao để theo dõi và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ; kế hoạch hàng năm được gửi chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 của năm trước;
3. Tổ chức sao lục, công bố, tuyên truyền, phổ biến thỏa thuận quốc tế mà cơ quan đó đã ký kết hoặc đề xuất ký kết trong trường hợp ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, trừ trường hợp thỏa thuận quốc tế không được phép công bố theo thỏa thuận giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch tiếng Việt của thỏa thuận quốc tế đó;
4. Đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới thuộc phạm vi quản lý;
5. Phê duyệt kế hoạch thực hiện thỏa thuận quốc tế của tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới thuộc phạm vi quản lý;
6. Tiến hành những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của bên ký kết Việt Nam trong trường hợp thỏa thuận quốc tế bị vi phạm.
Như vậy, cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong việc thực hiện thỏa thuận quốc tế có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh