Danh sách người nộp thuế phải cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong toả tài khoản tại KBNN, NHTM, TCTD khác được lập như thế nào?

Lập danh sách người nộp thuế phải cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong toả tài khoản tại KBNN, NHTM, TCTD khác thế nào? Ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong toả tài khoản của người nộp thuế tại KBNN, NHTM, TCTD khác ra sao? Gửi và công khai quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong toả tài khoản của người nộp thuế tại KBNN, NHTM, TCTD khác thế nào? Mong nhận được sự hỗ trợ!

Lập danh sách người nộp thuế phải cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong toả tài khoản tại KBNN, NHTM, TCTD khác thế nào?

Căn cứ tiết 1.3 Tiểu mục 1 Mục II Phần B Quy trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định về lập danh sách người nộp thuế phải cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong toả tài khoản tại KBNN, NHTM, TCTD khác như sau:

1.3. Lập danh sách NNT phải cưỡng chế
Trên cơ sở danh sách NNT chuẩn bị cưỡng chế (mẫu số 01-1/DS-TK) và các thông tin đã thu thập, xác minh, công chức lập danh sách NNT phải áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản (mẫu số 01-2/DS-TK).
Sau thời hạn yêu cầu cung cấp thông tin mà người có trách nhiệm cung cấp thông tin không cung cấp hoặc cung cấp thông tin xác định NNT không có tài khoản thì công chức thực hiện tổng hợp NNT vào danh sách áp dụng biện pháp cưỡng chế khác phù hợp theo quy định.

Lập danh sách người nộp thuế phải cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong toả tài khoản tại KBNN, NHTM, TCTD khác như sau: Trên cơ sở danh sách NNT chuẩn bị cưỡng chế (mẫu số 01-1/DS-TK) và các thông tin đã thu thập, xác minh, công chức lập danh sách NNT phải áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản (mẫu số 01-2/DS-TK).

Danh sách người nộp thuế phải cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong toả tài khoản tại KBNN, NHTM, TCTD khác được lập như thế nào?

Danh sách người nộp thuế phải cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong toả tài khoản tại KBNN, NHTM, TCTD khác được lập như thế nào? (Hình từ Internet)

Ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong toả tài khoản của người nộp thuế tại KBNN, NHTM, TCTD khác ra sao?

Theo tiết 1.4 tiểu mục 1 Mục II Phần B Quy trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định về ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong toả tài khoản của người nộp thuế tại KBNN, NHTM, TCTD khác như sau:

1.4. Ban hành quyết định cưỡng chế
a) Căn cứ vào danh sách NNT phải cưỡng chế (mẫu số 01-2/DS-TK), công chức thực hiện:
a1) Dự thảo QĐCC (mẫu số 01/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Lệnh thu NSNN), kèm theo các hồ sơ:
- Tờ trình về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế, nêu rõ diễn biến quá trình đôn đốc NNT;
- Thông báo tiền thuế nợ (mẫu số 01/TTN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC) tại thời điểm gần nhất hoặc các quyết định hành chính về thuế khác;
- Văn bản xác minh thông tin (nếu có);
- Văn bản cung cấp thông tin của NNT hoặc của các tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có);
- Tài liệu chứng minh NNT có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn (nếu có);
- Văn bản, tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Trường hợp NNT có mở tài khoản tại nhiều TCTD, KBNN khác nhau thì công chức trình Thủ trưởng cơ quan thuế dự thảo QĐCC trích tiền từ tài khoản đối với một tài khoản hoặc nhiều tài khoản. Trường hợp cần thiết phải phong tỏa đối với các tài khoản còn lại của NNT thì công chức đồng thời dự thảo quyết định yêu cầu TCTD, KBNN phong tỏa tài khoản của NNT (số tiền bị phong tỏa tương ứng với số tiền bị cưỡng chế).
a2) Báo cáo lãnh đạo phòng/đội trình Thủ trưởng cơ quan thuế để ký, ban hành QĐCC.
b) Sau khi nhận được dự thảo QĐCC, lệnh thu ngân sách nhà nước kèm theo hồ sơ đầy đủ, Thủ trưởng cơ quan thuế ký và ban hành QĐCC đảm bảo đúng thời điểm theo quy định:
- Sau ngày thứ 90 kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế hoặc hết thời hạn nộp dần tiền thuế nợ;
- Ngay sau ngày hết thời hạn gia hạn nộp thuế;
- Ngay sau ngày người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế);
- Ngay trong ngày nhận được đầy đủ thông tin, tài liệu về việc người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
- Ngay sau ngày có thông tin, điều kiện để thực hiện đồng thời biện pháp cưỡng chế này.


Gửi và công khai quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong toả tài khoản của người nộp thuế tại KBNN, NHTM, TCTD khác thế nào?

Tại Tiết 1.5 Tiểu mục 1 Mục II Phần B Quy trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định về gửi và công khai quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong toả tài khoản của người nộp thuế tại KBNN, NHTM, TCTD khác như sau:

1.5. Gửi và công khai quyết định cưỡng chế
- Quyết định cưỡng chế kèm theo Lệnh thu ngân sách nhà nước được gửi cho NNT bị cưỡng chế, KBNN, NHTM, TCTD khác nơi NNT bị cưỡng chế mở tài khoản ngay trong ngày ban hành QĐCC.
Hình thức gửi thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 31 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
- Cơ quan thuế có trách nhiệm đăng tải thông tin về NNT bị cưỡng chế lên trang thông tin điện tử ngành thuế như sau:
+ Trường hợp thực hiện ký điện tử QĐCC thì hệ thống ứng dụng quản lý thuế tự động công khai các thông tin theo mẫu số 01/CKCC ban hành kèm theo quy trình này.
+ Trường hợp không thực hiện ký điện tử QĐCC, công chức thực hiện nhập thông tin trên QĐCC vào hệ thống để công khai.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người nộp thuế

Tạ Thị Thanh Thảo

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào