Vệ sinh trong hoạt động cải táng đối với người chết không do dịch bệnh nguy hiểm được quy định như thế nào?
- Quy định về vệ sinh trong hoạt động cải táng đối với người chết không do dịch bệnh nguy hiểm?
- Vệ sinh nhà tang lễ, khu vực mai táng, hỏa táng, trang thiết bị phục vụ hoạt động mai táng, hỏa táng người chết không do dịch bệnh nguy hiểm?
- Quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người chết không do mắc dịch bệnh nguy hiểm tại khu vực áp dụng biện pháp cách ly y tế?
-
- Quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người chết số lượng lớn do thiên tai, thảm họa và thi thể đang phân hủy?
Quy định về vệ sinh trong hoạt động cải táng đối với người chết không do dịch bệnh nguy hiểm?
Theo Điều 9 Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định về vệ sinh trong hoạt động cải táng đối với người chết không do dịch bệnh nguy hiểm như sau:
1. Thời gian cải táng: tùy theo điều kiện chất đất, phong tục tập quán và tín ngưỡng của dân tộc, địa phương mà thời gian cải táng có thể khác nhau nhưng thời gian từ khi mai táng đến khi cải táng không dưới 36 tháng.
2. Chất thải phát sinh trong toàn bộ quá trình thực hiện cải táng được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định về quản lý chất thải thông thường.
3. Các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động cải táng được vệ sinh sạch sẽ sau khi công việc đã hoàn thành.
4. Người trực tiếp tham gia các hoạt động cải táng sử dụng khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình thực hiện công việc. Sau khi công việc kết thúc rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.
Theo đó, chất thải phát sinh trong toàn bộ quá trình thực hiện cải táng được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định về quản lý chất thải thông thường. Các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động cải táng được vệ sinh sạch sẽ sau khi công việc đã hoàn thành.
Vệ sinh trong hoạt động cải táng đối với người chết không do dịch bệnh nguy hiểm được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Vệ sinh nhà tang lễ, khu vực mai táng, hỏa táng, trang thiết bị phục vụ hoạt động mai táng, hỏa táng người chết không do dịch bệnh nguy hiểm?
Theo Điều 8 Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định về vệ sinh nhà tang lễ, khu vực mai táng, hỏa táng, trang thiết bị phục vụ hoạt động mai táng, hỏa táng người chết không do dịch bệnh nguy hiểm như sau:
1. Nhà tang lễ, khu tổ chức tang lễ bảo đảm vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt của nền nhà, tường xung quanh nơi đặt thi thể và các vật dụng có tiếp xúc với thi thể.
2. Các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động mai táng, hỏa táng được vệ sinh sạch sẽ sau khi công việc đã hoàn thành.
3. Bảo đảm khu vực mai táng, hỏa táng sạch sẽ; thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh theo quy định về quản lý chất thải thông thường.
Theo quy định thì nhà tang lễ, khu tổ chức tang lễ bảo đảm vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt của nền nhà, tường xung quanh nơi đặt thi thể và các vật dụng có tiếp xúc với thi thể.
Quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người chết không do mắc dịch bệnh nguy hiểm tại khu vực áp dụng biện pháp cách ly y tế?
Theo Điều 10 Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người chết không do mắc dịch bệnh nguy hiểm tại khu vực áp dụng biện pháp cách ly y tế như sau:
1. Vệ sinh trong quàn, khâm liệm; di chuyển thi thể; mai táng, hỏa táng người chết trong khu vực áp dụng biện pháp cách ly y tế thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này.
2. Việc tổ chức tang lễ bảo đảm tuân thủ các quy định phòng, chống dịch của khu vực áp dụng biện pháp cách ly y tế.
3. Vệ sinh đối với phương tiện và người tham gia vận chuyển thi thể ra khỏi khu vực áp dụng biện pháp cách ly y tế thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người chết số lượng lớn do thiên tai, thảm họa và thi thể đang phân hủy?
Theo Điều 11 Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người chết số lượng lớn do thiên tai, thảm họa và thi thể đang phân hủy như sau:
1. Đối với người chết số lượng lớn do thiên tai, thảm họa:
a) Bọc kín thi thể bằng các vật dụng bảo đảm không bị rò rỉ, không thấm nước, không bị bục, vỡ;
b) Vệ sinh trong quàn, khâm liệm; di chuyển thi thể; mai táng, hỏa táng thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này.
2. Đối với thi thể đang phân hủy:
a) Vệ sinh trong xử lý, quàn, khâm liệm thi thể thực hiện theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Thông tư này;
b) Vệ sinh trong nhà tang lễ, khu vực mai táng, hỏa táng, dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động mai táng, hỏa táng, di chuyển thi thể thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 và Điều 8 Thông tư này;
c) Người trực tiếp tham gia hoạt động di chuyển thi thể, mai táng, hỏa táng thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn