Giải quyết như thế nào khi cha không giao con chưa thành niên cho mẹ nuôi dưỡng theo quyết định của Tòa án?
ha không giao con chưa thành niên cho mẹ nuôi dưỡng theo quyết định của Tòa án thì giải quyết như thế nào?
Tại Điều 120 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định như sau:
Cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định
1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.
2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
Như vậy, Tòa án quyết định bạn là người trực tiếp chăm sóc bé Bim (con chưa thành niên) sau khi ly hôn nhưng chồng cũ của bạn lại không giao bé Bim cho bạn thì bạn có thể yêu cầu Tòa án (chấp hành viên) ra quyết định buộc giao bé Bim cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng theo như bản án, quyết định.
Trước khi cưỡng chế giao bé Bim cho bạn thì chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục sự tự nguyện thi hành án.
Giải quyết như thế nào khi cha không giao con chưa thành niên cho mẹ nuôi dưỡng theo quyết định của Tòa án? (Hình từ Internet)
Người trực tiếp nuôi con chưa thành niên luôn là người mẹ có đúng không?
Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Do đó, theo quy định trên việc trực tiếp nuôi con chưa thành niên sau khi ly hôn sẽ do vợ chồng thỏa thuận với nhau, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên (căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con).
Không có quy định nào mặc định người mẹ là người trực tiếp nuôi con chưa thành niên sau ly hôn.
Được thay đổi người trực tiếp nuôi con chưa thành niên trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trên đây là 02 trường hợp mà luật quy định có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con chưa thành niên.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân