Theo quy định, việc xây dựng, ban hành nghị quyết kỳ họp Quốc hội được quy định ra sao?
Việc xây dựng, ban hành nghị quyết kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 57 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về việc xây dựng, ban hành nghị quyết kỳ họp Quốc hội như sau:
1. Quốc hội ban hành nghị quyết kỳ họp Quốc hội để ghi nhận các luật, nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua và các nội dung khác được Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp.Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo xây dựng dự thảo nghị quyết kỳ họp Quốc hội.
Theo đó, việc xây dựng, ban hành nghị quyết kỳ họp Quốc hội được Quốc hội xem xét, thông qua và các nội dung khác được Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp.Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo xây dựng dự thảo nghị quyết kỳ họp Quốc hội.
Theo quy định, việc xây dựng, ban hành nghị quyết kỳ họp Quốc hội được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Trình tự xây dựng, ban hành nghị quyết kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 57 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về trình tự xây dựng, ban hành nghị quyết kỳ họp Quốc hội như sau:
...
2. Trình tự xây dựng, ban hành nghị quyết kỳ họp Quốc hội được quy định như sau:
a)Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội có quyền đề xuất nội dung đưa vào dự thảo nghị quyết kỳ họp Quốc hội;
b) Cơ quan của Quốc hội thẩm tra theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan của Quốc hội,Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến bằng văn bản đối với nội dung đề xuất thuộc lĩnh vực phụ trách;nội dung đề xuất phải được trình Quốc hội xem xét, thảo luận;
c) Tổng Thư ký Quốc hội chủ trì giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp các nội dung được đề xuất và xây dựng dự thảo nghị quyết kỳ họp Quốc hội; gửi xin ý kiến Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan, tổ chức về nội dung có liên quan và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;
d) Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo nghị quyết;
đ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
e) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Như vậy, trình tự xây dựng, ban hành nghị quyết kỳ họp Quốc hội được thực hiện như sau:
- Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội có quyền đề xuất nội dung đưa vào dự thảo nghị quyết kỳ họp Quốc hội;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo nghị quyết và các quy định khác như đã nêu trên.
Áp dụng pháp luật có liên quan để xem xét, quyết định các vấn đề khác tại kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào?
Tại Điều 58 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về áp dụng pháp luật có liên quan để xem xét, quyết định các vấn đề khác tại kỳ họp Quốc hội như sau:
1. Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật theo quy trình, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết được đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp theo trình tự, thủ tục rút gọn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đồng thời với việc quyết định bổ sung dự án luật, dự thảo nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
2.Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện, từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước quốc tế theo quy trình, thủ tục quy định tại Luật Điều ước quốc tế.
3. Quốc hội giám sát tối cao tại kỳ họp Quốc hội theo quy trình, thủ tục quy định tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm theo quy trình, thủ tục quy định tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
4. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân theo quy trình, thủ tục quy định tại Luật Trưng cầu ý dân.
5. Việc tiếp công dân và tiếp nhận kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân trong thời gian tiến hành kỳ họp Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
6. Trình tự, thủ tục khác trong hoạt động của Quốc hội thực hiện theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội có liên quan.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân