Đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu được báo cáo như thế nào?
- Báo cáo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu?
- Yêu cầu khi thực hiện thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính và thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong đánh giá tác động do biến đổi khí hậu gây ra?
- Quy trình thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực trong đánh giá tác động do biến đổi khí hậu gây ra?
Báo cáo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu?
Tại Điều 8 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT quy định báo cáo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu, theo đó:
1. Báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục I.3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu gồm:
a) Mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp đánh giá;
b) Đặc điểm khu vực và đối tượng đánh giá;
c) Phân tích kịch bản biến đổi khí hậu;
d) Phân tích dự báo phát triển kinh tế - xã hội và tài liệu khác có liên quan;
đ) Kết quả đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn thương, rủi ro và tổn thất, thiệt hại do biến đổi khí hậu;
e) Đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện đánh giá có trách nhiệm công bố báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trên trang thông tin điện tử của mình.
Theo đó, nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu gồm:
- Mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp đánh giá;
- Đặc điểm khu vực và đối tượng đánh giá;
- Phân tích kịch bản biến đổi khí hậu;
- Phân tích dự báo phát triển kinh tế - xã hội và tài liệu khác có liên quan;
- Kết quả đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn thương, rủi ro và tổn thất, thiệt hại do biến đổi khí hậu;
- Đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu được báo cáo như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu khi thực hiện thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính và thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong đánh giá tác động do biến đổi khí hậu gây ra?
Theo Điều 9 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
1. Đảm bảo khách quan, có cơ sở khoa học khi đánh giá kết quả kiểm kê khí nhà kính và kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực và cấp cơ sở.
2. Thực hiện đúng quy trình và phản ánh đầy đủ nội dung thẩm định theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, khi thực hiện thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính và thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong đánh giá tác động do biến đổi khí hậu gây ra phải đảm bảo khách quan, có cơ sở khoa học khi đánh giá kết quả kiểm kê khí nhà kính và kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực và cấp cơ sở. Thực hiện đúng quy trình và phản ánh đầy đủ nội dung thẩm định theo quy định tại Thông tư này.
Quy trình thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực trong đánh giá tác động do biến đổi khí hậu gây ra?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT quy định quy trình thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực trong đánh giá tác động do biến đổi khí hậu gây ra, như sau:
1. Bộ quản lý lĩnh vực thành lập và tổ chức họp Hội đồng thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm: đại diện Bộ quản lý lĩnh vực, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ có liên quan và các chuyên gia có chuyên môn phù hợp.
2. Các thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá kết quả kiểm kê khí nhà kính theo các nội dung chính như sau:
a) Sự đầy đủ về nội dung, thông tin, dữ liệu kiểm kê khí nhà kính;
b) Sự phù hợp về việc xác định các nguồn phát thải, bể hấp thụ khí nhà kính;
c) Sự phù hợp của phương pháp kiểm kê khí nhà kính, hệ số phát thải áp dụng, phương pháp kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và hệ thống thông tin, dữ liệu về phát thải khí nhà kính của Bộ quản lý lĩnh vực;
d) Đánh giá sự chính xác và độ tin cậy của kết quả kiểm kê khí nhà kính.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Hội đồng thẩm định thông qua và gửi Bộ quản lý lĩnh vực biên bản họp với các nội dung chính như sau:
a) Đánh giá về quá trình thực hiện và kết quả kiểm kê khí nhà kính;
b) Những tồn tại, hạn chế của kết quả kiểm kê khí nhà kính;
c) Các yêu cầu, khuyến nghị liên quan đến việc hoàn thiện kết quả kiểm kê khí nhà kính trên cơ sở ý kiến của các thành viên hội đồng;
d) Kết luận của Hội đồng thẩm định.
4. Bộ quản lý lĩnh vực tổ chức hiệu chỉnh kết quả kiểm kê khí nhà kính theo kết luận của Hội đồng thẩm định, làm cơ sở xây dựng báo cáo của Bộ quản lý lĩnh vực phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài