Quy định về các trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được điều chuyển ra sao?
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được điều chuyển trong các trường hợp nào?
- Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa ra sao?
- Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm những gì?
-
- Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như thế nào?
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được điều chuyển trong các trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về các trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được điều chuyển như sau:
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được điều chuyển trong các trường hợp sau:
a) Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, phân cấp quản lý, phân loại tài sản;
b) Tài sản được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc khai thác không hiệu quả;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được điều chuyển trong các trường hợp sau:
- Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, phân cấp quản lý, phân loại tài sản;
- Tài sản được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc khai thác không hiệu quả;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quy định về các trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được điều chuyển ra sao? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa ra sao?
Tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:
2. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa từ cơ quan được giao quản lý tài sản (ở trung ương và địa phương) sang doanh nghiệp quản lý theo hình thức đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và tài sản có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này giữa Bộ Giao thông vận tải với bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
c) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này giữa các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý.
Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc về Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong từng trường hợp cụ thể.
Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm những gì?
Tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:
3. Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
b) Văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, doanh nghiệp: 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (trong đó nêu rõ mục đích sử dụng hiện tại và mục đích sử dụng dự kiến sau khi điều chuyển trong trường hợp điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản): 01 bản chính;
d) Hồ sơ liên quan đến chuyển đổi công năng sử dụng tài sản (trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản): 01 bản sao;
đ) Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:
4. Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa:
a) Khi có tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa cần điều chuyển, cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản quy định tại khoản 3 Điều này gửi Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển tài sản chưa phù hợp; gửi lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan để trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này xem xét, quyết định điều chuyển tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển tài sản chưa phù hợp;
c) Quyết định điều chuyển tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau: Tên cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản điều chuyển; tên cơ quan, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển; danh mục tài sản đề nghị điều chuyển (tên tài sản; số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại và mục đích sử dụng dự kiến sau khi điều chuyển trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản); lý do điều chuyển; trách nhiệm tổ chức thực hiện;
d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định điều chuyển tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan có tài sản điều chuyển và cơ quan doanh nghiệp tiếp nhận tài sản có trách nhiệm: Tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này thực hiện kế toán giảm, tăng tài sản theo chế độ kế toán hiện hành; thực hiện đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật (nếu có); báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 27 Nghị định này;
đ) Chi phí hợp lý có liên quan trực tiếp đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản do đơn vị tiếp nhận tài sản chi trả theo quy định;
e) Không thực hiện thanh toán giá trị tài sản khi điều chuyển tài sản.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi