Theo quy định, việc quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình tại kỳ họp Quốc hội được quy định ra sao?
Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình tại kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào?
Tại Điều 54 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình tại kỳ họp Quốc hội như sau:
1. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình bao gồm:
a) Tờ trình của Hội đồng Quốc phòng và An ninh đề nghị Quốc hội quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình;
b) Dự thảo nghị quyết;
c) Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội;
d) Tài liệu khác (nếu có).
2. Quốc hội quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình theo trình tự sau đây:
a) Chủ tịch nước trình bày tờ trình;
b) Đại diện Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội;
d) Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, Chủ tịch nước giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan;
đ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chủ tịch nước chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
e) Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
g) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Quốc hội biểu quyết vấn đề chiến tranh và hòa bình tại kỳ họp thông qua dự thảo nghị quyết.
Theo quy định, việc quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình tại kỳ họp Quốc hội được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân?
Tại Điều 55 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về Quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân như sau:
1. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân bao gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân;
b) Dự thảo nghị quyết;
c) Tài liệu khác (nếu có).
2. Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình;
b) Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổđại biểu Quốc hội;
c) Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
d) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, trong thời gian giữa nhiệm kỳ được quy định như thế nào?
Tại Điều 56 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, trong thời gian giữa nhiệm kỳ như sau:
1. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa nhiệm kỳ bao gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa nhiệm kỳ;
b) Dự thảo nghị quyết;
c) Tài liệu khác (nếu có).
2. Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình;
b) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
3. Quốc hội quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Quốc hội thành lập Hội đồng Bầu cử bổ sung theo trình tự quy định tại các điều 36, 37 và 41 của Nội quy kỳ họp Quốc hội;
b) Quốc hội quyết định ngày bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều này.
Quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, trong thời gian giữa nhiệm kỳ được quy định cụ thể ở trên.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân