Theo quy định, việc bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất được quy định ra sao?
Bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất được quy định như thế nào?
Tại Điều 42 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất như sau:
Đoàn đại biểu Quốc hội tiến hành bầu Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội ngay sau phiên họp trù bị theo trình tự, thủ tục sau đây:
1. Triệu tập viên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định thực hiện nhiệm vụ chủ tọa phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, cử thư ký ghi biên bản, thông báo ý kiến của cấp có thẩm quyền về nhân sự dự kiến giới thiệu làm Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội. Trường hợp Triệu tập viên vắng mặt không thể chủ trì thì ủy quyền cho một đại biểu trong Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ của Triệu tập viên;
2. Đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử để bầu Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội;
3. Các đại biểu Quốc hội thảo luận và biểu quyết danh sách đề nghị bầu Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội bằng hình thức giơ tay;
4. Các đại biểu Quốc hội bầu Tổ kiểm phiếu bằng hình thức giơ tay;
5. Các đại biểu Quốc hội bầu Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín. Trường hợp nhân sự đạt quá nửa tổng số đại biểu của Đoàn đại biểu Quốc hội tán thành thì trúng cử Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội;
6. Tổ kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết;
7. Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình ngay sau khi được bầu;
8. Chủ tọa phiên họp hoàn thiện hồ sơ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị phê chuẩn Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội gồm tờ trình, biên bản họp Đoàn đại biểu Quốc hội, biên bản kiểm phiếu theo mẫu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.
Đoàn đại biểu Quốc hội tiến hành bầu Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội ngay sau phiên họp trù bị. Chủ tọa phiên họp hoàn thiện hồ sơ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị phê chuẩn Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội gồm tờ trình, biên bản họp Đoàn đại biểu Quốc hội, biên bản kiểm phiếu theo mẫu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.
Theo quy định, việc bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Trình tự miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được quy định như thế nào?
Tại Điều 43 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất như sau:
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo trình tự sau đây:
a) Cơ quan, người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm người giữ chức vụ trình Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức;
b) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
c) Đại diện cơ quan hoặc người có thẩm quyền báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
d) Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, người được đề nghị miễn nhiệm, người bị đề nghị bãi nhiệm, cách chức có quyền phát biểu ý kiến;
đ) Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
e) Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức bằng hình thức bỏ phiếu kín;
g) Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết;
h) Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức;
i) Quốc hội thảo luận;
k) Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
l) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
2. Quốc hội phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh theo trình tự sau đây:
a) Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
b) Quốc hội thảo luận;
c) Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
d) Quốc hội phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín;
đ) Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết;
e) Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
g) Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết;
h) Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
i) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện theo trình tự trên.
Trình tự quyết định cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
Tại Điều 44 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về trình tự quyết định cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội như sau:
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
2. Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội có quyền phát biểu ý kiến.
3. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
4. Quốc hội cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.
5. Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.
6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
7. Quốc hội thảo luận.
8. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
9. Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Trình tự quyết định cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội được quy định như trên.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân